Sự cần thiết phải thay đổi nhận thức và pháp luật ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hôn giữa những người LGBT dưới góc độ quyền con người (Trang 83 - 93)

về vấn đề kết hôn giữa những người LGBT

Người Việt Nam luôn coi trọng việc xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống và về cơ bản coi gia đình là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển và hội nhập, tiếp thu nền văn hóa phương Tây thì một số quan điểm cởi mở về người LGBT và kết hôn giữa họ cũng đã hình thành trong tư tưởng của người dân. Có thể nói chưa bao giờ hoạt động của người LGBT và số lượng xuất bản phẩm về họ lại gia tăng mạnh như thời gian vừa qua, đó là bằng chứng về sự quan tâm của xã hội đối với vấn đề này. Trên báo chí hoặc trên internet, độc giả không khó để tìm thấy các bài báo hay các trang mạng xã hội viết về vấn đề này. Bên cạnh đó các website riêng của cộng đồng người LGBT cũng được thành lập, đó là nơi để họ trao đổi, gặp gỡ nhau. Theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) thì kỳ thị người đồng tính còn khá phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên khác với các nước khác trên thế giới, quan hệ đồng giới ở Việt Nam không bị tội phạm hóa.

Trong những năm gần đây hàng loạt các đám cưới của các cặp đôi đồng tính được tổ chức, mặc dù hôn nhân của những người đồng tính chưa được pháp luật thừa nhận, nhưng việc tổ chức đám cưới là họ đã bày tỏ nguyện vọng được gắn bó lâu dài với nhau và công khai cho xã hội biết họ là những người đồng tính. Đặc biệt các đám cưới đồng tính đó đã nhận được sự ủng hộ của xã hội và của chính những người phụ huynh của họ. Từ đó cho thấy, xã hội đã có cái nhìn đúng đắn hơn về cộng đồng người LGBT.

Đối với người chuyển giới tình trạng của họ trong những năm gần đây cũng đã có những thay đổi đáng kể. Xã hội dần được tiếp cận với người chuyển giới một cách rõ nét hơn vì họ đã mạnh dạn thể hiện bản thân hơn. Tuy pháp luật Việt Nam chưa cho phép phẫu thuật chuyển đổi giới tính nhưng nhiều người trong số họ đã mạnh dạn sang các nước khác như Thái Lan, Hồng Kong thực hiện phẫu thuật chuyển giới với mong muốn được sống thật với giới tính của mình, hoặc thể hiện giới giống như giới tính mà mình mong muốn. Trong giới văn nghệ sĩ đã có nhiều người công khai giới tính thật của mình và thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính như ca sĩ Hương Giang, Lâm Chí Khanh… họ đã nhận được sự ủng hộ của xã hội, điều đó cho thấy xã hội Việt Nam đã dần chấp nhận người chuyển giới. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của internet và các diễn đàn mạng đã tạo ra sân chơi, giao lưu kết bạn cho những người chuyển giới, đây còn là kênh thông tin đối với các bạn còn mơ hồ về giới tính hoặc với chính những người dị tính để hiểu rõ hơn về người LGBT.

Xã hội Việt Nam vốn tồn tại nhiều quan điểm kỳ thị người LGBT, tuy nhiên trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của các kênh thông tin, xã hội đã hiểu hơn về người LGBT, đồng thời cũng đã có những cái nhìn rộng mở hơn về họ.

Tại Việt Nam thời gian qua đã có một số tổ chức hoạt động vì quyền lợi của cộng đồng LGBT, hướng đến sự tôn trọng sự đa dạng tính dục, bản dạng giới của đời sống xã hội như: Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE); Trung tâm truyền thông sáng tạo, dịch vụ và nghiên cứu về tính dục (ICS). Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì quyền của các nhóm thiểu số trong xã hội, nhằm hướng đến một xã hội văn minh, thịnh vượng, tự do, bình đẳng. iSEE được thành lập từ năm 2007 đến nay đã có nhiều hoạt động khá đa dạng và phong

phú liên quan đến cộng đồng người LGBT như: các dự án nâng cao nhận thức của cộng đồng về người LGBT, triển lãm ảnh về người đồng tính, cung cấp các kiến thức cơ bản về người LGBT, thực hiện các nghiên cứu, khảo sát về đời sống LGBT… Trung tâm truyền thông sáng tạo, dịch vụ và nghiên cứu về tính dục được thành lập năm 2008, các hoạt động của ICS tập trung vào các lĩnh vực tuyên truyền, vận động nhận thức đúng đắn về cộng đồng người LGBT trong xã hội, tham gia vào quá trình vận động chính sách cho các dự án luật có liên quan, tổ chức các sự kiện như VietPride, Tháng tự hào đồng tính, nhuộm xanh Sài Gòn, Tôi đồng ý… Bên cạnh đó còn có một số câu lạc bộ/nhóm dành cho đồng tính nam được thành lập như câu lạc bộ Hải Đăng ở Hà Nội, Ánh sao đêm ở Đà Nẵng, Muôn sắc màu ở Khánh Hòa… Các câu lạc bộ/nhóm này cung cấp cho những người nam có quan hệ tình dục với nam kiến thức cơ bản về HIV/AIDS và tình dục an toàn. Năm 2009, đường dây tư vấn miễn phí về đồng tính nữ 043.775.9335 ra đời với mục đích cung cấp thông tin và tư vấn tâm lý cho những người đồng tính nữ, gia đình hoặc bạn bè của họ, những người muốn tìm hiểu thêm về đồng tính.

Với sự ra đời và hoạt động của các cơ quan, tổ chức về quyền của cộng đồng LGBT đã giúp cho cộng đồng này thể hiện bản thân rõ ràng hơn và đã có những hoạt động đánh dấu sự hòa nhập của họ với xã hội trong thời gian gần đây như việc tổ chức các hội thảo về người đồng tính, người chuyển giới và quyền của cộng đồng người LGBT đã thu hút được đông đảo người tham gia; Tổ chức các sự kiện “được là chính mình”; nhảy tập thể Flashmob “yêu là yêu”; sự kiện Hand in Hand… Các hoạt động trên không chỉ thu hút đông đảo cộng đồng LGBT mà cả những người dị tính tham gia và ủng hộ.

Năm 2012, Bộ tư pháp gửi công văn số 3460/BTP – PLDSKT ngày 7/5/2012 lấy ý kiến tham vấn vấn đề đánh giá các hạn chế, bất cập trong quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và trong thực tiễn thi hành, có

Như vậy, trong những năm gần đây cộng đồng người LGBT đã ngày càng hòa nhập hơn với xã hội, đồng thời xã hội cũng đã có những cái nhìn rộng mở hơn đối với cộng đồng LGBT. Bên cạnh đó, Chính phủ đã bước đầu nghiên cứu chính thức việc hợp pháp hóa hôn nhân giữa hai người cùng giới, điều đó cho thấy sự cần thiết phải thay đổi nhận thức chung của xã hội về người LGBT và các quy định của pháp luật về quyền kết hôn giữa họ.

Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu, điều tra tổng thể về người LGBT nhưng thực tế cho thấy cộng đồng người LGBT Việt Nam cũng là những người bình thường trong xã hội- họ có mặt ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, môi trường xã hội và cũng có những cống hiến cho xã hội như những người dị tính. Vì vậy, họ phải được hưởng đầy đủ các quyền con người, trong đó có quyền kết hôn như những người dị tính. Như đã phân tích ở trên quyền kết hôn là quyền tự nhiên vốn có của con người, đã là quyền con người thì mọi người đều bình đẳng như nhau trong việc hưởng các quyền đó.

Người LGBT ở Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản do pháp luật dân sự quy định chung cho mọi cá nhân: họ đều có năng lực pháp luật dân sự bình đẳng với năng lực pháp luật dân sự của các cá nhân khác. Tuy nhiên, do những đặc điểm xu hướng tính dục và bản dạng giới riêng của những người trong cộng đồng LGBT, các quy định pháp luật được quy định chung cho tất cả mọi người lại vô tình hoặc hữu ý không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, nguyện vọng cũng như chưa đảm bảo cho cộng đồng người LGBT thực hiện được các quyền và lợi ích chính đáng, trong đó có quyền kết hôn. Vì vậy, đòi hỏi phải có những quy định pháp luật riêng nhằm đảm bảo các quyền cơ bản cho cộng đồng người LGBT.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào giải quyết hài hòa giữa hai vấn đề: quan niệm truyền thống về hôn nhân và nhu cầu đích thực của những người LGBT. Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, hôn nhân là sự kết hợp

của một nam và một nữ với chức năng chính là duy trì nòi giống. Việc thừa nhận hôn nhân đồng giới là sự tiếp nhận một mô hình gia đình mới, điều này đang gặp không ít khó khăn, bởi lẽ người ta lo sợ hôn nhân đồng giới ảnh hưởng đến phong tục, tập quán của dân tộc. Có thể nhận thấy, yếu tố văn hóa, truyền thống, tư tưởng châu Á ảnh hưởng khá nhiều đến các quan niệm về đồng tính và hôn nhân cùng giới tại Việt Nam hiện nay. Từ đó, hình thành nhiều tư tưởng quan ngại về tính truyền thống hay mô hình gia đình sẽ bị phá vỡ ở Việt Nam.

Vấn đề luôn được đă ̣t ra khi xem xét chủ đề hôn nhân cùng giới , đó là liê ̣u nó có làm suy thoái đa ̣o đức , thay đổi chuẩn mực truyền thống hay không? Hôn nhân cùng giới liê ̣u sẽ làm suy thoái nòi giống , đi ngược la ̣i giá trị của cuộc sống hay không ? Cho đến thời điểm hiê ̣n ta ̣i những câu hỏi như thế này vẫn xuất hiê ̣n đều đă ̣n ta ̣i các diễn đàn , hô ̣i thảo khoa ho ̣c . Tại hội thảo “Quan điểm xã hội về đồng tính và hôn nhân đồng giới” sáng 13 tháng 12 năm 2012 do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSee) tổ chức, PGS. TS Phùng Trung Tập đã phân tích “Gia đình là một tế bào của xã hội. Bản chất của gia đình là sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống, phát triển dân tộc. Khi công nhận hôn nhân đồng tính sẽ có ảnh hưởng nhất định đến xã hội bởi hôn nhân đồng tính không thể sinh con đẻ cái. Nếu xã hội nào cũng thừa nhận thì có thể vài trăm năm sau loài người sẽ bị tuyệt chủng”. Chính định kiến, sự kỳ thi ̣ trong xã hội đã khiến hầu hết mo ̣i người luôn đă ̣t ra những câu hỏi đó. Vì vậy, thực chất, viê ̣c chấp nhận người đồng tính hay hôn nhân cùng giới là sự thay đổi đi ̣nh kiến, sự kỳ thị chứ không phải là thay đổi chuẩn mực sống hay giá trị truyền thống. Viê ̣c thay đổi quan ni ệm, quan điểm hay mô ̣t hình thái khác là điều tất yếu của xã hội trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ . Điều cơ bản là ở vấn đề thời gian và các tác nhân tác đô ̣ng đến sự thay đổi đó.

Theo tuyên bố của Liên hợp quốc về tiến bộ xã hội trong phát triển,

"Gia đình với tư cách là đơn vị cơ bản của xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên đặc biệt là trẻ em" [8]. Ở Việt Nam gia đình được coi là một giá trị xã hội quan trọng vào bậc nhất, gia đình được coi là tế bào xã hội, có tính sản sinh với đầy đủ các yếu tố cấu thành của nó như vợ - chồng - con cái. Theo từ điển tiếng Việt - NXB Thanh niên thì “gia đình là tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có cha mẹ, vợ chồng và con cái” [14], vì vậy mà khái niệm gia đình thường được hiểu là của một cặp đôi dị tính. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay xuất hiện hình thức khác nhau của “gia đình” ví dụ, hai người một nam và một nữ chung sống với nhau, có con cái nhưng không đăng ký kết hôn hoặc một cặp đôi đồng tính chung sống với nhau , cùng nuôi nấng con cái … từ đó cho thấy, khái niệm gia đình vẫn hoàn toàn có thể được thay đổi để c ó sự điều chỉnh phù hợp hơn với những trạng thái khác nhau trong xã hội.

Trong xã hội hiện nay, với sự phát triển của kinh tế- xã hội, khoa học kỹ thuật, gia đình không còn đơn thuần mang ý nghĩa là một đơn vị sản xuất nữa mà với sự trợ giúp của rất nhiều thiết chế xã hội khác (nhà trẻ, trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão) gia đình đã phát triển thành một đơn vị xã hội đa chức năng. Chức năng sinh sản và duy trì nòi giống không còn là mục đích tối cao của hôn nhân nữa. Các cặp đôi kết hôn có thể không sinh con, hoặc có thể xin con nuôi mà gia đình vẫn hạnh phúc. Bên cạnh đó, việc sinh sản đã được hỗ trợ nhiều bởi sự phát triển của ngành y tế, trường hợp vô sinh có thể sử dụng sự trợ giúp của y tế hiện đại để có con. Từ đó cho thấy trong xã hội hiện nay các chức năng của gia đình đã được giảm tải bớt bởi các thiết chế xã hội khác, chỉ có một chức năng mà khó một thiết chế xã hội nào có thể gánh vác được, đó là chức năng thỏa mãn tình cảm đôi lứa. Như vậy, sự thay đổi

các chức năng của gia đình đã và đang diễn ra ngay ở bản thân các gia đình dị tính. Nguyên nhân cơ bản của sự thay đổi này là do những biến động của đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa, và không liên quan gì đến liên kết hôn nhân dị tính hay đồng tính. Nếu sự thay đổi các tiêu chí giá trị truyền thống đang xảy ra ở các gia đình dị tính thì không có căn cứ nào để nói rằng hôn nhân đồng tính làm xói mòn giá trị truyền thống gia đình.

Ngoài ra, quan điểm không thừa nhân hôn nhân giữa những người cùng giới tính bởi quan hệ này không thực hiện được chức năng của gia đình là việc sinh sản và duy trì nòi giống cũng gặp phải một số ý kiến phản biện nêu rằng tại sao không cấm những người vô sinh, người già không còn khả năng sinh sản kết hôn với nhau mà lại cấm người đồng tính kết hôn với nhau [11]. Như đã nói ở trên trong xã hội hiện nay việc kết hôn không phải chỉ để duy trì nòi giống, thứ hai việc sinh sản đã có sự trợ giúp rất nhiều của nền y tế hiện đại, vấn đề quan trọng là phải hướng đến quyền con người, nhu cầu kết hôn của người LGBT.

Bên cạnh vấn đề sinh sản của các cặp đôi cùng giới thì vấn đề nuôi dạy con của những cặp đôi đồng tính cũng đang được rất nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, đồng tính, song tính là thiên hướng tính dục, được hình thành từ rất sớm bởi sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nó không phải là một sự lựa chọn có ý chí và chưa có nghiên cứu nào chứng minh sống chung với người đồng tính sẽ trở thành đồng tính. Những lo ngại trên xuất phát từ yếu tố truyền thống, tác động của dư luận xã hội đến sự phát triển, nhìn nhận đánh giá về mô hình gia đình cặp đôi đồng tính.

Như vậy, việc thừa nhận quyền kết hôn của người LGBT hiện nay là hết sức cần thiết bởi sự phát triển của kinh tế -xã hội và nhu cầu được pháp luật công nhận quyền kết hôn của người LGBT đang lên cao trong những năm gần đây. Vấn đề đặt ra là sự cần thiết phải thay đổi nhận thức xã hội về người

Từ trước tới nay hầu như người ta chỉ biết đến hai khái niệm cơ bản, hôn nhân và không phải hôn nhân, tuy nhiên pháp luật thế giới còn tồn tại nhiều chế định khác nhau, tương đương hoặc thấp hơn chế định hôn nhân,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hôn giữa những người LGBT dưới góc độ quyền con người (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)