Vấn đề pháp lý liên quan đến người chuyển giới tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hôn giữa những người LGBT dưới góc độ quyền con người (Trang 75 - 77)

hiện nay

* Về các quyền của người chuyển giới

Như đã nêu, pháp luật hiện hành không thừa nhận việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính đối với người đã hoàn thiện về mặt giới tính. Có thể thấy pháp luật mới chỉ quan tâm đến vấn đề giới tính sinh học đã hoàn thiện, chưa bao quát được sự đa dạng về bản dạng giới của con người. Nhiều người chuyển giới Việt Nam vì mong muốn được sống đúng với giới tính của mình nên đã ra nước ngoài (Thái Lan, Hồng Kông) để phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, người chuyển giới phải chịu đựng rất nhiều vấn đề: giảm tuổi thọ, thường xuyên tiêm hormone, không có khả năng sinh sản... Tuy nhiên, bản thân họ vẫn mong muốn được sống với giới tính thật dù chỉ "trong một giờ" [42].

Có thể thấy, nhu cầu được công nhận, có quyền phẫu thuật chuyển đổi giới tính của người chuyển giới Việt Nam là có thật và ngày càng nhiều người chuyển giới thực hiện mong muốn của mình bằng cách phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Vì vậy, việc không công nhận quyền này, nhiều người chuyển giới sẽ dễ rơi vào tình trạng hình thể dễ đổi còn hộ tịch khó thay. Gần đây, thông tin về anh Phạm Văn Hiệp sau khi sang Thái Lan phẫu thuật được chính quyền huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cho làm lại giấy tờ tùy thân như khai sinh chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe... với giới tính mới là nữ và tên mới là Phạm Lê Quỳnh Trâm khiến cộng đồng người chuyển giới rất quan tâm. Thực tế khi siêu âm cho thấy anh Hiệp có buồng trứng và tử cung. Do đó, anh là người liên giới tính (có bất thường bẩm sinh về bộ phận sinh dục) nên được cho phép xác định lại giới tính. Nhiều người chuyển giới không phân biệt được vấn đề này nên đã hy vọng được làm lại giấy tờ như anh Hiệp [43].

Tuy nhiên ngày 21/01/2013, UBND tỉnh Bình Phước trên cơ sở tham mưu của Sở Tư pháp đã ra quyết định thu hồi 2 quyết định số 6876/QĐ-

UBND ngày 5/9/2011, Quyết định 5877/QĐ-UBND ngày 06/11/2009 của UBND huyện Chơn Thành về xác định lại giới tính cho anh Phạm Văn Hiệp từ nam sang nữ và đổi tên thành Phạm Lê Quỳnh Trâm. Sở Tư pháp cho rằng anh Hiệp được Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước xác nhận mang giới tính nữ là không có giá trị vì bệnh viện này không có chức năng xác định lại giới tính. Hiện nay, ở nước ta mới có bốn cơ sở y tế được thực hiện chức năng phẫu thuật xác định lại giới tính là Bệnh viện Nhi Đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện Nhi trung ương; Bệnh viện hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản trung ương. Do đó anh Hiệp không thuộc đối tượng được xác định lại giới tính theo quy định pháp luật.

Điều mà hầu hết người chuyển giới Việt Nam mong muốn là được pháp luật công nhận, cho phép phẫu thuật chuyển đổi giới tính để họ được sống thật với giới tính mong muốn. Bên cạnh đó, họ cũng mong muốn được có một hạnh phúc, một mái ấm đúng nghĩa, tuy nhiên mong muốn đầu tiên vẫn là được sống đúng với giới tính mà họ mong muốn, chính vì vậy, nhu cầu kết hôn của người chuyển giới mặc dù chắc chắn ai cũng mong muốn nhưng vẫn chưa được thể hiện rõ, chưa được thống kê định lượng trong các nghiên cứu như người đồng tính. Ngoài ra vấn đề con cái đối với người chuyển giới cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì kể cả khi họ đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì cũng sẽ không được nhận con nuôi vì bản thân hình thểvà giấy tờ hộ tịch là khác nhau. Nhìn chung, Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị định số 88/2008/NĐ-CP đã cho thấy những bất cập nhất định trong việc áp dụng đối với người chuyển giới ở Việt Nam, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của bản dạng giới trong xã hội hiện nay.

Để khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành, khoản 2 Điều 36 dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) (được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 quốc hội khóa XIII) có quy định về chuyển đổi giới tính như sau:

2. Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Trường hợp cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Quy định này đã phần nào thể hiện được đòi hỏi, nhu cầu của những người LGBT, tuy nhiên các câu trong khoản 2 này mâu thuẫn nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hôn giữa những người LGBT dưới góc độ quyền con người (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)