Quyền kết hôn là quyền cơ bản của con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hôn giữa những người LGBT dưới góc độ quyền con người (Trang 59 - 60)

2.2. Một số vấn đề pháp lý về quyền kết hôn của người đồng tính,

2.2.1. Quyền kết hôn là quyền cơ bản của con người

Như đã phân tích ở trên quyền con người được hiểu là những quyền cơ bản, bẩm sinh vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. Quyền con người bao gồm các trụ cột chính như tự do, bình đẳng và đoàn kết. Quyền con người bảo đảm sự bình đẳng, chẳng hạn như bảo vệ quyền bình đẳng chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử trong hưởng thụ tất cả các quyền con người, bao gồm quyền bình đẳng đầy đủ giữa nam và nữ. Như vậy, quyền được kết hôn bình đẳng cũng là một trong những quyền cơ bản của con người.

Các quyền con người không thể bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả bởi nhà nước. Mọi sự giới hạn, hạn chế hay tước bỏ quyền của một cá nhân đều phải do pháp luật quy định và chỉ nhằm để bảo vệ lợi ích chính đáng, tương xứng của cộng đồng hay của cá nhân khác.

Như vậy, quyền được kết hôn bình đẳng của những người LGBT là quyền con người và nó cần phải được công nhận để đảm bảo sự bình đẳng cho mọi người, chống lại sự phân biệt đối xử. Mặt khác, quyền kết hôn bình đẳng của người LGBT không làm ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng hay cá nhân khác, vì vậy nó không thể bị hạn chế.

Năm 1982 Việt Nam đã ký và phê chuẩn hai công ước về quyền con người là:

- Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa; và - Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Nam chấp thuận các nghĩa vụ thúc đẩy và bảo vệ các quyền, đảm bảo sự tôn trọng quyền trong các chính sách, pháp luật và thực thi của nước mình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hôn giữa những người LGBT dưới góc độ quyền con người (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)