2.2. Một số vấn đề pháp lý về quyền kết hôn của người đồng tính,
2.2.2. Thực trạng pháp luật về quyền kết hôn của người đồng tính, song tính
song tính
Cần phải khẳng định lại rằng những cá nhân trong cộng đồng LGBT được hưởng đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản do pháp luật dân sự quy định cho mọi cá nhân. Do vậy, họ đều có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ và bình đẳng như năng lực pháp luật dân sự của các cá nhân khác. Như vậy, các cá nhân trong cộng đồng người LGBT vẫn là chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự như quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ thừa kế, quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như nghĩa vụ tài sản trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, hiện nay do những đặc điểm về thiên hướng tính dục, bản dạng giới riêng của những người trong cộng đồng LGBT, các quy định của pháp luật được quy định cho tất cả mọi người lại vô tình hoặc hữu ý không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, nguyện vọng cũng như chưa đảm bảo cho cộng đồng LGBT thực hiện được các quyền, lợi ích chính đáng mà pháp luật dân sự (bao gồm cả quan hệ hôn nhân và gia đình) quy định cho họ [2].
2.2.2.1. Về mối quan hệ sống chung của những người đồng tính
Từ trước đến nay gia đình trong quan niệm truyền thống của Việt Nam là sự kết hợp giữa một nam và một nữ và chức năng chủ yếu của hôn nhân vẫn là duy trì nòi giống. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, thể chế hôn nhân và gia đình đã có những chuyển biến mới mẻ và không ngừng phát triển trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến người đồng tính. Trên thế giới hiện nay có ba hình thức sống chung giữa những người đồng tính, đó là: kết hôn bình đẳng như những người dị tính; sống chung có đăng ký (kết hợp dân sự) áp dụng riêng cho các cặp đôi đồng tính và hình thức sống chung không có đăng ký, trong đó một số nước cũng cho phép những người chuyển giới được kết hôn. Tại Việt Nam những năm gần đây cộng đồng người
LGBT đang ngày càng hiện diện rõ ràng hơn trong xã hội và nhu cầu cần được thừa nhận quan hệ hôn nhân phát sinh, (từ đó mà các nhu cầu khác như nuôi con nuôi, nhân thân, tài sản chung... cũng phát sinh theo) được thể hiện cụ thể ở các điểm sau:
- Nhiều đám cưới đồng tính tự phát được tổ chức trong thời gian gần đây tại Việt Nam
Một số cặp đôi đã tổ chức lễ cưới đồng tính tại Việt Nam như: Đồng tính nữ (tháng 12/2012, tại Hà Nội); đồng tính nam (tháng 6/2011, tại thành phố Hồ Chí Minh); đồng tính nữ (2012 tại Cà Mau); đồng tính nam (tháng 5/2012, tại Kiên Giang)... Việc tổ chức đám cưới chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần, như một thông báo về sự lựa chọn bạn đời và công khai thiên hướng tính dục mà không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Tuy nhiên, đám cưới đồng tính tại Kiên Giang (tháng 5/2012) đã bị Ủy ban nhân dân phường xử phạt hành chính [47]. Thực tế hành vi xử phạt này là không đúng quy định của pháp luật vì bản thân cặp đôi này không có đăng ký kết hôn nên không vi phạm quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình (tại thời điểm đó Nghị định số 60/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp cũng không quy định hành vi đăng ký kết hôn cùng giới bị xử phạt vì nếu quy định như vậy là không thực tế) [3]. Bản thân khoản 5, Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính (đăng ký kết hôn) chứ không cấm việc tổ chức đám cưới theo phong tục của Việt Nam. Điều này cho thấy sự tùy tiện trong hoạt động áp dụng pháp luật.
- Nhu cầu được sống chung có đăng ký, được có quyền kết hôn bình đẳng, quyền được nhận nuôi con nuôi chung...của những người đồng tính ngày càng rõ nét hơn
Theo khảo sát vào tháng 6 năm 2012 của Vnexpress, với câu hỏi “Là người đồng tính, nếu được Luật cho kết hôn thì bạn sẽ làm gì?”, trong số
yêu, 296 người chiếm 22.8% sẽ chỉ đăng ký, không tổ chức cưới, 91 người chiếm 7% sẽ không cưới, không đăng ký mà về sống chung với nhau, có 28 người chiếm 2.2% sẽ không dám sống chung vì sợ lộ thân phận, còn lại 28 người chiếm 2.2% có ý kiến khác. Tương tự như vậy theo một nghiên cứu được công bố với sự tham gia của gần 2.500 người đã cho thấy khá nhiều sự lựa chọn của người đồng tính nếu được pháp luật thừa nhận quan hệ sống chung [40]. Trong đó, tỷ lệ người đồng tính sẽ đăng ký kết hôn ở mức cao nhất (xét trên cả phương diện mong muốn của người đồng tính cũng như dự đoán thái độ của cha mẹ họ khi họ thực hiện việc đăng ký kết hôn nếu pháp luật cho phép. Cụ thể được thể hiện thông qua các bảng sau đây:
Bảng 2.4: Lựa chọn của người đồng tính khi được cho phép kết hôn
Sẽ không đăng ký kết hôn (%) Sẽ đăng ký kết hôn (%) Sẽ đăng ký theo hình thức kết đôi dân sự (%)
Bộc lộ về thiên hướng tính dục với toàn bộ mọi người 2.60 82.10 15.40 Úp mở, bộc lộ 1 phần theo từng tình huống 5.30 73.70 21.10 Hoàn toàn không bộc lộ 14.80 58.10 27.10 Hoàn toàn bộc lộ, chia sẻ với mọi người 3.70 80.30 16.00 Chỉ bộc lộ một phần, úp mở 2.80 79.10 18.20 Hoàn toàn bí mật, không bộc lộ 8.80 66.60 24.60 Cha và mẹ ủng hộ hoặc phần nào ủng hộ 3.40 79.80 16.90 Cha và mẹ không có ý kiến, trung tính 1.30 80.10 18.50 Cha và mẹ phản đối hoặc phần nào phản đối 5.40 68.60 26.00 Gắn kết với gia đình tốt 2.10 79.20 18.80 Gắn kết với gia đình hai bên trung bình 3.20 72.80 24.00 Gắn kết với gia đình hai bên không tốt 8.80 65.10 26.00
Muốn có con 3.90 74.70 21.40
Không muốn có con 17.50 60.30 22.20
Chưa tính đến 7.40 69.30 23/30
(Nguồn:http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/180206,61- nguoi-dong-tinh-trong-do-tuoi-ket-hon-muon-co-con.ttm, ngày 14/05/2013 và Báo cáo nghiên cứu mối quan hệ đồng giới do iSEE công bố năm). 2013).
- Việc pháp luật chưa thừa nhận quan hệ sống chung của người đồng tính khiến họ gặp khó khăn trong quan hệ nhân thân, tài sản và các vấn đề an sinh xã hội khác
Hiện nay pháp luật không cấm hai người đồng tính được sống chung với nhau nhưng cũng không công nhận bằng một hình thức pháp lý nào. Thực tế cho thấy việc sống chung của cặp đôi đồng tính là điều đang diễn ra phổ biến tại Việt Nam. Trong tổng mẫu nghiên cứu định lượng của một nghiên cứu gần đầy, có gần đến 62% người tham gia (trong tổng số gần 2.500 người) cho biết họ đang trong một mối quan hệ gắn kết với một người cùng giới [34]. Trong số này có đến 28,90% cặp đôi đồng tính đang sống chung có sở hữu chung tài sản có giá trị như ô tô, sổ tiết kiệm; 18,40% có góp vốn đầu tư, kinh doanh chung; 7,90% có nhà đất chung (đứng tên cả hai người).
Trên thực, tế hầu hết các cặp đôi tham gia trong nghiên cứu nói trên chưa trải nghiệm những khó khăn liên quan đến các thủ tục hành chính, pháp lý liên quan đến cuộc sống chung. Bản thân khi quyết định sống chung, họ đã hiểu những khó khăn về các quy định pháp lý, do đó đã có những bước chuẩn bị nhất định. Ví dụ, về việc chia tài sản để khi chia tay người có thu nhập thấp hơn vẫn có cuộc sống ổn định, hoặc sử dụng các giao dịch dân sự để cùng đứng tên tài sản. Tuy nhiên, có khá nhiều các vấn đề pháp lý liên quan trong cuộc sống chung nằm ngoài khả năng giải quyết của các cặp đôi, đặc biệt là các phúc lợi và quyền đại diện [34, tr.29].
Các chế độ phúc lợi liên quan đến các tổ chức công đoàn, bảo hiểm xã hội... của các cơ quan nhà nước dành cho vợ/chồng của các cán bộ hoặc của các doanh nghiệp dành cho người lao động cũng không thể áp dụng đối với các cặp đôi đồng tính (đau ốm, hiếu hỷ...). Điều này cho thấy, thực tế sống chung của người đồng tính là có thật nhưng chưa được pháp luật công nhận nên vô hình chung khiến cho họ không được hưởng những phúc lợi đáng ra
Về mặt quan hệ tài sản, mặc dù các cặp đôi cùng giới hoàn toàn có thể đứng tên chung khi mua một mảnh đất, một căn nhà nhưng trong thực tế có nhiều cặp đôi tin tưởng nhau hoặc thiếu hiểu biết pháp luật nên chỉ có một người đứng tên, hoặc đối với những tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì khó để xác định được. Mặt khác, trong cuộc sống chung họ đã tin tưởng và xem nhau là vợ chồng nên tài sản khó có thể phân chia rõ ràng. Bên cạnh đó cho dù họ có thể tự sắp xếp, phân chia tài sản trong quá trình chung sống, nhưng người này sẽ không được quyền thừa kế tài sản của người kia nếu một trong hai người qua đời đột ngột (trừ khi người chết có để lại di chúc khác). Trong hoàn cảnh này, sẽ có những tài sản chung phải bán đi để trả phần giá trị đó cho người nhà của người đã mất. Trong cuộc sống chung, nhiều tài sản không chỉ mang ý nghĩa giá trị vật chất mà còn có thể mang giá trị tinh thần, đặc biệt khi một người đã ra đi. Điều này có thể gây ra những trải nghiệm tâm lý rất nặng nề cho người ở lại.
Khi cặp đôi đồng tính khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia tài sản chung thì Tòa án căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình không công nhận quan hệ vợ chồng giữa hai người mà chỉ giải quyết việc chia tài sản theo chế độ chung sống như vợ chồng. Trong trường hợp một trong hai người qua đời thì người còn lại cũng bị tước đi quyền thừa kế di sản của người đã khuất. Bên cạnh đó, do không được thừa nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp, cặp đôi cùng giới không có sự ràng buộc của pháp luật một cách chặt chẽ trong việc sử dụng và định đoạt khối tài sản chung này.Từ đó có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý khi một trong hai người tự ý định đoạt tài sản chung mà chưa có sự chấp thuận của bên kia, có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sống của gia đình, thậm chí xâm hại đến quyền, lợi ích của người kia.
- Về quyền đại diện cho nhau của các cặp đôi đồng tính
người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”. Trong giao lưu dân sự, phần lớn các chủ thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vì nhiều lý do như bệnh tật, ốm đau, điều kiện công tác mà một người cần người khác thay thế mình thực hiện công việc, ta gọi quan hệ đó là quan hệ đại diện. Luật hôn nhân và gia đình đã quy định vấn đề đại diện cho nhau giữa vợ và chồng trên cơ sở phù hợp với Bộ luật dân sự.
Trên thực tế, mặc dù không được pháp luật thừa nhận nhưng những người đồng tính vẫn tự xây dựng cho mình quan hệ tình cảm và chung sống, họ tự coi nhau là vợ chồng. Trong nhiều trường hợp, người bạn đời của họ mới là người gần gũi nhất đối với họ chứ không phải là cha mẹ, anh chị em, họ hàng ruột thịt. Mặc dù pháp luật không thừa nhận nhưng họ vẫn xem nhau như một gia đình, giữa các thành viên có sự yêu thương chăm sóc, là chỗ dựa tinh thần của nhau, gắn bó với nhau không phải bằng nghĩa vụ pháp lý dưới hình thức của giấy tờ đăng ký kết hôn mà bằng sợ dây tình cảm. Vì vậy, cho dù pháp luật về hôn nhân và gia đình chưa thừa nhận việc kết hôn giữa những người cùng giới tính, nhưng họ xứng đáng được pháp luật thừa nhận quyền được đại diện cho nhau trong những trường hợp cần thiết, ví dụ như một người đau ốm phải điều trị tại bệnh viện, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cần có người giám hộ. Quy định như vậy mới bảo đảm tính nhân văn của pháp luật, phản ánh đúng giá trị văn hóa, truyền thống của người việt. Một cặp đôi đồng tính đã bày tỏ mối quan ngại về vấn đề này (khi một người là dân di cư từ tỉnh lên thành phố sinh sống): "Nếu có vấn đề xảy ra với Hằng, ví dụ như phải đi bệnh viện thì em không thể đứng ra ký các giấy tờ đại diện, đảm bảo... chẳng nhẽ mình cứ phải gọi người nhà từ quên lên mới giải quyết được, bọn em cũng không biết nên thế nào" (Thanh, nữ xx tuổi) [34, tr.29].
Để thực hiện được mục tiêu này, pháp luật hôn nhân và gia đình cần có sự ghi nhận mối quan hệ sống chung của các cặp đôi đồng tính dưới các hình thức pháp lý nhất định.
- Nhu cầu về con cái của cặp đôi đồng tính
Nhu cầu được sinh con, xin con nuôi chung là một nhu cầu chính đáng của người đồng tính ở Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta chỉ quy định hỗ trợ sinh sản cho các vợ chồng hiếm muộn, nếu những người đồng tính nam muốn có con đẻ, họ phải sử dụng đến dịch vụ đẻ thuê (bất hợp pháp). Trong trường hợp này, người nam đồng tính cùng chung sống cũng không thể nhận là bố nuôi vì pháp luật quy định khi mối quan hệ con nuôi đã được xác định thì bố mẹ đẻ không còn quyền và nghĩa vụ với người con này nữa (khoản 4 Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010). Như vậy, rất khó duy trì cả quyền và nghĩa vụ của hai người đồng tính với đứa con. Tương tự như vậy, khi một người đồng tính nữ sinh con, người đồng tính cùng chung sống cũng không thể nhận là mẹ nuôi của đứa con và do đó không thể thực hiện quyền giám hộ khi cần thiết.
Đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi chung (không phải con đẻ của hai người) của cặp đôi đồng tính cũng chưa được pháp luật về nuôi con nuôi cho phép. Trong những trường hợp này, tài sản dùng vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng con nuôi sẽ là tài sản chung của hai người hay tài sản riêng? Mặt khác, quan hệ cha, mẹ, con, quan hệ thừa kế cũng không phát sinh mà giữa họ chỉ là có quan hệ như những người quen biết bình thường. Điều này không bảo đảm các điều kiện thuận lợi thông thường cho việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với con nuôi, nhất là đối với người chưa thành niên.
Bên cạnh đó, Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định người nhận nuôi con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt, có điều kiện thực tế để đảm bảo việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để bảo đảm cho người con nuôi, nhất là người con nuôi chưa
thành niên, được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt, được sống trong một môi trường lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Tuy nhiên, trong xã hội nói chung và trong bộ máy chính quyền nói riêng hiện vẫn còn nhiều quan điểm phiến diện, sai lầm và thái độ kỳ thị đối với người đồng tính, cho rằng đây là một loại bệnh có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bình thường của trẻ em, từ đó từ chối việc cho phép người đồng tính nhận nuôi con nuôi.
Qua những thông tin trên cho thấy nhu cầu được công nhận sống chung, được kết hôn, quan hệ tài sản, nhân thân... là những nhu cầu chính đáng của người đồng tính. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn còn có những quan điểm khác nhau về vấn đề này, điều đó khiến cho những người đồng tính gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề con cái.
- Quan niệm truyền thống về hôn nhân, gia đình
Quan điểm truyền thống của Việt Nam bị chi phối bởi tư tưởng Nho giáo, do đó người Việt luôn coi trọng việc xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái