và pháp luật có liên quan.
(khoản 1 Điều 163 của LDN năm 2005)
Thẩm quyền của cơ quan ĐKKD theo quy định nêu trên đã khá rõ, tuy nhiên theo quy định tại Nghị đinh số 88 thì hệ thống cơ quan ĐKKD về cơ bản khơng có gì thay đổi so với quy định trước đây tại Nghị định số 109 và các Thông tư hướng dẫn thi hành.
Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì cơ quan ĐKKD là các Phịng ĐKKD sẽ được thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện. Riêng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể được thành lập thêm một hoặc hai Phịng ĐKKD. Đối với những quận, huyện, thị xã có số lượng thành lập các hộ kinh doanh và Hợp tác xã hàng năm trung bình từ 500 đơn vị trở lên thì được thành lập các Phịng ĐKKD nếu chưa đủ điều kiện thì các Phịng Tài chính – Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ĐKKD. Đối với các khu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập được thành lập Phịng ĐKKD tại khu kinh tế (Điều 6 Nghị định số 88). Ở cấp trung ương có Cục Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên cơ quan này mới đảm nhận vai trò quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên cả nước mà chưa phải là một cơ quan cấp trên về ĐKKD của các Phòng ĐKKD. Về cơ bản Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn là cơ quan quản lý các Phòng ĐKKD thông qua các Sở Kế hoạch và Đầu tư ở cấp tỉnh và cơ quan về kế hoạch và đầu tư ở cấp huyện. Nhìn chung cơ quan ĐKKD mới chỉ được thành lập đầy đủ ở cấp tỉnh, chưa có ở cấp trung ương và chưa đầy đủ ở cấp huyện.
Về thẩm quyền ĐKKD của phòng ĐKKD cấp huyện và cấp tỉnh được quy định tại Nghị định số 09 (Điều 4 và 5) và Nghị định số 88 (Điều 7 và 8). Theo đó phòng ĐKKD cấp huyện chỉ có thẩm quyền ĐKKD cho hộ kinh doanh và Hợp tác xã (Điều 14 Luật hợp tác xã năm 2003); xây dựng, quản lý
thông tin, kiểm tra, xác minh thông tin về hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp trong phạm vi huyện mình, thu hồi giấy chứng nhận của hộ kinh doanh cá thể trong những trường hợp quy định… Phòng ĐKKD cấp tỉnh thực hiện các công việc về ĐKKD cho doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật như: nhận hồ sơ ĐKKD, hướng dẫn thủ tục ĐKKD, xây dựng và quản lý thông tin về ĐKKD, hướng dẫn về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh…
Theo quy định tại Điều 20 của LDN năm 2005 thì giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận ĐKKD. Do đó Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Luật đầu tư năm 2005 quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư là Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
2.1.2. Điều kiện đăng ký kinh doanh
Điều kiện ĐKKD theo quy định của pháp luật là những yêu cầu của pháp luật mà các chủ thể ĐKKD phải thực hiện theo nhằm hoàn tất các thủ tục ĐKKD. Các tổ chức, cá nhân muốn tiến hành hoạt động kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ ĐKKD. Do vậy, yêu cầu về nghĩa vụ ĐKKD cũng có thể được hiểu là một điều kiện kinh doanh theo nghĩa rộng. Tuy LDN năm 2005 có quy định điều kiện kinh doanh là những yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện (khoản 2 Điều 7), có nghĩa là điều kiện kinh doanh phải là những yêu cầu áp dụng cho doanh nghiệp chứ không áp dụng cho những chủ thể khác. Điều kiện ĐKKD còn bao gồm cả các điều kiện về thay đổi nội dung ĐKKD vì thay đổi nội dung ĐKKD là một bộ phận của ĐKKD.
Do đó, điều kiện ĐKKD có thể được hiểu là những điều kiện kinh doanh trước khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Điều kiện ĐKKD theo quy định của LDN năm 2005 bao gồm các điều kiện như sau:
Bảng 2.2. Điều kiện chung về đăng ký kinh doanh
Điều kiện về chủ thể Điều kiện về hồ sơ Điều kiện về địa điểm Điều kiện về nội dung
Về chủ thể đăng ký kinh doanh
Điều kiện về chủ thể ĐKKD được quy định tại Điều 13 của LDN, theo đó tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được tiến hành ĐKKD khi không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Bảng 2.3. Những chủ thể không được đăng ký kinh doanh