Giải quyết các tranh chấp về đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp việt nam thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 42 - 43)

6. Nhận kết quả cấp giấy chứng nhận ĐKKD khi đến hạn.

2.1.4. Giải quyết các tranh chấp về đăng ký kinh doanh

Các tranh chấp về ĐKKD được chia ra thành hai loại, tranh chấp giữa các doanh nhân, doanh nghiệp với nhau về ĐKKD và giữa doanh nhân, doanh nghiệp với các cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước về ĐKKD.

LDN năm 1999 và năm 2005 đều khơng có quy định cụ thể về vấn đề giải quyết tranh chấp trong quá trình ĐKKD. Nghị định số 109 và Nghị định số 88 đã bổ sung quy định về giải quyết tranh chấp về ĐKKD. Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 88 quy định “Nếu sau 10 ngày làm việc mà không được cấp

bổ sung hồ sơ ĐKKD thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.” Điều 35 và khoản 4 Điều

38 của Nghị định số 88 quy định về quyền khiếu nại của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi tiến hành ĐKKD, thay đổi nội dung ĐKKD cũng có những quy định tương tự. Điều này cũng có nghĩa là các quyết định của Cơ quan ĐKKD, hành vi của các cán bộ, công chức ĐKKD sẽ có thể bị khiếu kiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Tranh chấp giữa các doanh nhân, doanh nghiệp với nhau về ĐKKD được thực hiện trên cơ sở các quy định của LDN năm 2005 và các quy định pháp luật liên quan. Chẳng hạn tranh chấp về tên doanh nghiệp được LDN 2005 và Nghị định số 88 khuyến khích giải quyết bằng con đường thương lượng. Khoản 1 Điều 13 của Nghị định số 88 quy định “… Khuyến khích và tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp”. Tuy nhiên, cũng

tuỳ từng loại tranh chấp cụ thể giữa các bên mà việc giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện theo những cách thức khác nhau (ví dụ các tranh chấp về tên thương mại có liên quan đến ĐKKD sẽ được giải quyết theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp việt nam thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)