Về nội dung đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp việt nam thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 52 - 60)

6. Nhận kết quả cấp giấy chứng nhận ĐKKD khi đến hạn.

2.3.2. Về nội dung đăng ký kinh doanh

Những vướng mắc lớn nhất gặp phải trong nội dung ĐKKD của doanh nghiệp đó là các quy định về đặt tên doanh nghiệp. Việc đặt tên doanh nghiệp theo quy định tại LDN năm 1999 khá đơn giản, do đó thực tế áp dụng đã bắt đầu phát sinh nhiều tranh luận. Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về ĐKKD đã quy định theo hướng cụ thể hơn và những quy định này đã được pháp điển hoá ại các điều 31, 32, 33 và 34 của LDN năm 2005. Nghị định số 88 cũng vẫn tiếp tục kế thừa những quy định trước đây về tên doanh nghiệp tại Chương III về tên doanh nghiệp mà khơng có nhiều thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, ngay cả khi Nghị định số 109 nêu trên được áp dụng trên thực tế, những vướng mắc nảy sinh từ các quy định về đặt tên doanh nghiệp cũng vẫn xuất hiện. Có thể tham khảo những vấn đề còn tồn tại trong đặt tên doanh nghiệp tại các Phịng ĐKKD thơng qua tình huống dưới đây:

Bảng 2.9. Tên doanh nghiệp, sao khó thế!

“...Một nhà đầu tư kể, cách đây khơng lâu, ơng cùng một nhóm bạn định lập một công ty cổ phần lấy tên là X.S. Tuy nhiên, khi đến Sở Kế hoạch và đầu tư TP. HCM làm thủ tục ĐKKD thì nhân viên ở đây yêu cầu phải lấy tên khác vì cho rằng tên dự kiến đặt nói trên là tên tiếng Anh(!).

Tranh cãi mãi không xong, ông đành chuyển hướng đầu tư lên Bình Dương với hy vọng thủ tục sẽ thông thống hơn. Thế nhưng, ơng cũng hồn tồn thất vọng khi cách giải thích của các nhân viên ở đây cũng chẳng khác gì so với tại TP. HCM. Ý định mở cơng ty cùng nhóm bạn bè ơng, rốt cuộc, đành phải huỷ bỏ!

Trường hợp nói trên cũng khơng phải là duy nhất. Rất nhiều doanh nghiệp cũng gặp những cảnh dở khóc, dở cười vì chuyện đặt tên. Một cơng ty may mặc tại TP. HCM ban đầu được đặt một cái tên nghe rất “tây”: TONY. Nhưng vì cái tây ấy

mà doanh nghiệp bị buộc phải sửa đi, sửa lại, cuối cùng phải thêm vào một cái dấu, thành TƠNY, thì mới được chấp nhận.

Tương tự, thay vì tên dự kiến là Cơng ty EROS, một doanh nghiệp phải đổi tên thành Cơng ty Thần Tình; Cơng ty AWARD SHIPPING thì phải đổi thành Cơng ty Giải Thưởng; Cơng ty BEST phải thành B.E.S.T...

Vướng mắc nói trên thực chất xuất phát từ cách hiểu và áp dụng luật pháp của các cơ quan ĐKKD. LDN năm 1999 quy định tên của doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt. Đến Nghị định 109 của Chính phủ ban hành ngày 2-4-2004, khái niệm “phải viết bằng tiếng Việt” được hướng dẫn thoáng hơn với quy định “phải viết được bằng tiếng Việt”...

Ơng Nguyễn Đình Cung, người tham gia soạn thảo cả hai LDN, cho rằng cách vận dụng như trên là quá máy móc và vô lý. “EROS, AWARD SHIPPING, TONY..., có chữ nào là không viết được bằng tiếng Việt? Và đây là tên riêng của doanh nghiệp, mà đã là tên riêng thì không thể buộc doanh nghiệp phải chuyển nghĩa...” [32].

(Hồng Tấn, Thời báo kinh tế Sài gịn, thứ ba, 27/06/2006)

Rõ ràng là tại các cơ quan ĐKKD cách hiểu và vận dụng pháp luật đang ngây trở ngại không nhỏ cho việc áp dụng thống nhất và sáng tạo pháp luật. Nghị định 109 của Chính phủ ngày 2-4-2004 và LDN năm 2005 đã quy định rõ: tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt và có thể kèm theo chữ số

và có thể phát âm được. Những tên doanh nghiệp nêu trên hồn tồn có thể

viết được bằng bảng chữ cái tiếng Việt và cũng có thể phát âm được. Mặc dù cũng đã có những quy định tham vấn các cơ quan hữu quan về cách đặt tên doanh nghiệp nhưng gần như các Phòng ĐKKD rất ít khi tham vấn mà thường quyết định một cách rất cảm tính. Tơi nhận thấy rằng nếu việc tham vấn về tên doanh nghiệp được thực hiện rộng rãi, đầy đủ theo quy định, chắc chắn sẽ tạo được nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Điểm 4 Mục III Thông tư số

03/2004/TT-BKH ngày 29-6-2004 hướng dẫn trình tự, thủ tục ĐKKD theo quy định tại Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về ĐKKD quy định:

Trong trường hợp cần thiết để xem xét, trả lời tên doanh nghiệp khi ĐKKD, Phòng ĐKKD cấp tỉnh gửi cơng văn tới Sở Văn hố - Thơng tin, Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (đơn vị có chức năng nghiên cứu về ngôn ngữ học) theo mẫu MTB-21 để lấy ý kiến về tên doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp trong trường hợp này được xem xét trên cơ sở tập hợp ý kiến của các cơ quan trên và Phòng ĐKKD cấp tỉnh, được quyết định theo đa số; trường hợp ý kiến trả lời về tên doanh nghiệp không được giải quyết theo đa số, thì được xem xét và quyết định theo bên có ý kiến của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Phịng ĐKKD cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp và lưu giữ ý kiến của các cơ quan trả lời về tên doanh nghiệp. Trường hợp không đồng ý với ý kiến về tên doanh nghiệp do các cơ quan trả lời, doanh nghiệp có quyền khiếu nại lên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc kiện ra Tồ Hành chính cấp tỉnh nơi nộp hồ sơ ĐKKD theo quy định của pháp luật.

Trên thực tế, theo những thông tin mà tác giả biết được hiện chưa có trường hợp đặt tên doanh nghiệp nào được các Phòng ĐKKD tham vấn theo các quy định nêu trên mà thông thường các Phòng ĐKKD thường yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký đổi tên khác.

Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của LDN năm 2005, thì “Căn

cứ vào các quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan ĐKKD có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp và quyết định của cơ quan ĐKKD là quyết định cuối cùng.” Quy định này sẽ

quyết định cuối cùng và doanh nghiệp khơng khơng có quyền khiếu nại theo quy định. Và hiện cũng không rõ theo quy định này thì doanh nghiệp có quyền khiếu kiện quyết định này của Cơ quan ĐKKD ra Tồ án hành chính hay không. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng Điều 7 Chương VI của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ quy định:

Các Bên duy trì các cơ quan tài phán và thủ tục hành chính và tư pháp nhằm mục đích, ngồi những điều khác, xem xét và sửa đổi nhanh chóng theo yêu cầu của người bị ảnh hưởng các quyết định hành chính liên quan đến các vấn đề được quy định tại Hiệp định này. Các thủ tục này bao gồm cơ hội khiếu kiện mà không bị trừng phạt cho người bị ảnh hưởng bởi quyết định có liên quan. Nếu như quyền khiếu kiện ban đầu là quyền khiếu nại lên một cơ quan hành chính thì phải có cơ hội để khiếu nại quyết định của cơ quan hành chính đó lên một cơ quan tư pháp…

Cũng vẫn là chuyện đặt tên doanh nghiệp, nhưng lại là một khía cạch khác của việc đặt tên. Đó là việc đặt tên doanh nghiệp trùng và tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn. Thực tế có nhiều doanh nghiệp đã rất khó khăn và mất nhiều thời gian khi phải đến Sở kế hoạch và Đầu tư để tra cứu tên doanh nghiệp thành lập trước đó nhằm tránh sự trùng lặp. Tuy khó khăn như vậy nhưng các tên doanh nghiệp được lựa chọn một cách thủ công chỉ tránh được sự nhầm lẫn và trùng tên trong phạm vi tỉnh, thành phố mà doanh nghiệp đã đăng ký chứ khơng có gì để đảm bảo tên đó của doanh nghiệp chưa bị trùng hay nhầm lẫn với doanh nghiệp ở tỉnh, thành phố khác. Việc tra cứu thủ công tên doanh nghiệp để tránh nhầm lẫn trong kỷ nguyên công nghệ thơng tin này có vẻ như gây cho các doanh nghiệp nhiều bất ngờ, nhưng họ còn bất ngờ hơn khi biết rằng chiến lược tin học hố thủ tục hành chính đã được áp dụng cho các Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Phát triển doanh nghiệp Vừa và Nhỏ thuộc

Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ lâu nhưng các đơn vị này vẫn chưa có một phần mềm thống nhất để quản lý tên doanh nghiệp. Cho đến nay, sau hơn sáu năm thi hành LDN năm 1999, một cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, cập nhật, thống nhất, có thể truy nhập qua Internet về doanh nghiệp và tên doanh nghiệp vẫn gần như chưa được thiết lập [48, tr 19]. Kết quả là không cơ quan nào kể cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể kiểm sốt được doanh nghiệp trùng tên, hoặc tên có thể gây nhầm lẫn trên cả nước. Việc này hiện nay vẫn tiếp tục còn tái diễn và chưa được ngăn chặn hiệu quả mà trái lại đang có chiều hướng tăng lên.

Khi đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp không được sử dụng những từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống, lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nhưng từ mặt nội hàm khái niệm hiểu thế nào là “vi phạm truyền thống, lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc” thì vẫn chưa có cách hiểu thống nhất và giải thích rõ ràng. Cách hiểu dưới đây đang được một số người và một Phòng ĐKKD cho rằng vi phạm truyền thống của dân tộc và không cho phép để đặt tên doanh nghiệp.

Bảng 2.10. Tên doanh nghiệp và truyền thống

Ở Việt Nam trước đây có một cơng ty TNHH đặt tên là An Nam, tên này đã bị một số cựu chiến binh phản đối và cho rằng tên An Nam là không thể chấp nhận được vì tên này gắn liền với một thời kỳ bi thương của dân tộc. Cuối cùng doanh nghiệp phải đổi tên khác. Trong khi đó, ở Mỹ (thành phố Dar es Salaam, Tanzania) có một cơng dân thành lập câu lạc bộ mang tên Tổng thống Mỹ, George Bush (George Bush Social Club), và câu lạc bộ này đã thu hút rất nhiều người đến để thưởng thức bia và các món nhậu tại đây. Cái tên ấy gây ấn tượng chính là nhờ vào nickname của ông chủ quán George Charles mà bạn bè đặt cho ơng vì ơng từng gia sức ủng hộ cho cuộc chiến vùng vịnh năm 1991. Thắng lớn ở câu lạc bộ Bush, ông Charles đang dự định tiến sang các lĩnh vực khác, ơng đổi tên cơng ty mình thanh

cơng ty TNHH đầu tư George Bush và sắp tới có thể có trang trại hay mỏ than mang tên George Bush [50].

(Báo Thể thao ngày nay, thứ năm ngày 13 tháng 1 năm 2005, trang 16)

Tình huống ĐKKD trên đây cho phép chúng ta nhận thức rằng, trong thực tế cuộc sống quan niện về truyền thống, văn hoá, lịch sử, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam của mỗi một người là khác nhau, mỗi một công chức cũng khác nhau và chắc chắn quan niệm của mỗi Phịng ĐKKD cũng khác nhau, thậm chí các cơ quan nhà nước khác nhau cũng có thể khác nhau. Tiêu chí chung cho vấn đề này chắc chắn sẽ khó có thể định tính và định lượng một cách chính xác, vậy nên, để tránh sự tuỳ tiện của các Cơ quan ĐKKD. Các cơ quan ĐKKD nên sử dụng quyền tham vấn đã được quy định tại Điểm 4 Mục III Thông tư số 03/2004/TT-BKH ngày 29-6-2004 hướng dẫn trình tự, thủ tục ĐKKD theo quy định tại Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về ĐKKD để quyết định trong trường hợp cịn có nhiều ý kiến khác nhau về tên doanh nghiệp.

Trong nhiều trường hợp khác, các cơ quan ĐKKD tại một số địa phương còn cấm kinh doanh hoặc tạm ngừng kinh doanh một thời hạn nhất định đối với một số ngành nghề mà địa phương đó cho là nhậy cảm hoặc cung đã vượt qúa cầu hoặc là để bảo vệ sự độc quyền của các DNNN. Thậm chí có địa phương cịn hạn chế hình thức ĐKKD của doanh nghiệp, chỉ cho phép doanh nghiệp ĐKKD theo loại hình cơng ty TNHH, cổ phần, hợp danh mà không được ĐKKD dưới các hình thức khác như DNTN, hộ kinh doanh [24, tr12- 13]. Trong khi đó pháp luật về ĐKKD hoàn tồn khơng có quy định cấm ĐKKD trong những ngành nghề và lĩnh vực đó, mà việc cấm kinh doanh các ngành nghề như nêu ở trên hoàn tồn là do cảm tính chủ quan của các địa phương cũng như các cơ quan ĐKKD.

Một trong những nội dung quan trọng trong nội dung ĐKKD của doanh nghiệp đó là ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh trong những ngành nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Ngành nghề kinh doanh được quy định tại Thông tư số 07/2001/TTLT-BKH- TCTK ngày 10-11-2001 hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong ĐKKD. Nghị định hướng dẫn thi hành LDN năm 1999 cũng như LDN năm 2005 đều có quy định trong trường hợp ngành nghề mà doanh nghiệp ĐKKD chưa được quy định trong hệ thống ngành nghề quốc dân và chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào thì Cơ quan ĐKKD xem xét ghi ngành nghề đó vào giấy chứng nhận ĐKKD và thơng báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Cục Thống kê bổ sung mã mới. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có một ngành nghề kinh doanh nào được bổ sung theo quy định nêu trên mặc dù trên thực tế có rất nhiều ngành nghề kinh doanh mới đã được các doanh nghiệp ĐKKD nhưng khơng được các Cơ quan ĐKKD chấp nhận vì chưa có trong hệ thống ngành nghề kinh doanh của Nhà nước. Một ví dụ điển hình về ngành nghề ĐKKD đã dẫn tới khiếu kiện ra Toà án.

Bảng 2.11. Doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh

Ngày 24-8-2004 Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Việt Nam có trụ sở tại Hà

Nội đã làm đơn khởi kiện Phòng ĐKKD- Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội về việc không cấp chứng nhận ĐKKD bổ sung ngành nghề “vận chuyển tiền mặt,

tài sản quý, giấy tờ có giá” cho Cơng ty. Sau khi Công ty đã gửi rất nhiều công văn

yêu cầu Phịng ĐKKD bổ sung nhưng khơng được chấp nhận.

Phịng ĐKKD Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cho rằng đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý và yêu cầu Công ty hỏi ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau khi xin ý kiến và nhận được công văn hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công ty đã

gửi hồ sơ bổ sung ngành nghề đến Phịng ĐKKD, nhưng sau đó nhận được kết quả trả lời là phải đợi Phòng ĐKKD xin hướng dẫn của các cơ quan hữu quan.

Sau khi Phòng ĐKKD nhận được công văn trả lời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với nội dung “Ngành nghề vận chuyển tiền mặt tài sản quý, giấy tờ có giá mà Cơng ty đang có u cầu được chứng nhận ĐKKD thì đây là ngành nghề kinh doanh vận chuyển hàng hố đặc biệt cần có những điều kiện nhất định do pháp luật quy định cụ thể.” Phòng ĐKKD đã gửi công văn trả lời cho Công ty là chưa có cơ sở để bổ sung ngành nghề kinh doanh “vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ

có giá” cho cơng ty.

Đại diện Viện kiểm sát tại phiên Toà và Phịng ĐKKD đều cho rằng khơng có cơ sở để chấp nhận bổ sung nội dung ĐKKD như u cầu của Cơng ty. Trong khi đó đại diện Cơng ty cho rằng ngành nghề “vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy

tờ có giá” hiện vẫn chưa được quy định trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc

dân và thừa nhận hiện tại pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh cũng như việc cấm kinh doanh ngành nghề này. Do đó theo quy định của LDN năm 1999 thì doanh nghiệp có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Tuy vậy, tại phần quyết định Tồ Hành chính Tồ án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên xử bác đơn yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp việt nam thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)