Về cơ quan đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp việt nam thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 70 - 73)

6. Nhận kết quả cấp giấy chứng nhận ĐKKD khi đến hạn.

2.3.7. Về cơ quan đăng ký kinh doanh

Hệ thống cơ quan ĐKKD đã được thành lập tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, cơ quan ĐKKD cấp huyện chưa được thành lập đầy đủ tại tất cả các huyện, chưa chính thức có một cơ quan quản lý hệ thống các cơ quan ĐKKD địa phương tại trung ương. Nhìn chung các cơ quan ĐKKD

chưa được kiện toàn về bộ máy và tổ chức nhân sự. Còn nhiều hạn chế và thiếu thốn về kinh nghiệm công tác cũng như các trang thiết bị phục vụ cho công tác ĐKKD. Hệ thống cơ quan ĐKKD chưa được quy định và hình thành một cách rõ ràng về tổ chức, chưa thành một hệ thống cơ quan độc lập. Mối quan hệ giữa các cơ quan trong hệ thống là chưa rõ ràng. Sự phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Phòng ĐKKD cấp tỉnh và cấp huyện là rất yếu và kém hiệu quả. Chủ yếu quan hệ giữa các cơ quan ĐKKD cấp tỉnh và trung ương thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Về mặt nhân sự, hiện cả nước có khoảng hơn 1000 cán bộ làm cơng tác ĐKKD, trong đó có trên 300 cán bộ chun trách phịng ĐKKD cấp tỉnh và khoảng 700 cán bộ (cả chuyên trách và kiêm nhiệm) ở cấp huyện [48, tr 8]. Trong khi đó mỗi năm phải đăng ký trung bình cho khoảng 20.000 doanh nghiệp và số lượng doanh nghiệp phải kiểm tra, thanh tra cho đến hiện nay là khoảng trên 100.000 doanh nghiệp. Đây quả là một khối lượng công việc khổng lồ. Mặt khác biên chế của các phòng ĐKKD đều thuộc biên chế của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ngân sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Do đó, với nguồn lực và cơ sở vật chất còn hạn chế các Phòng ĐKKD cịn được ví von là “sự đau khổ kéo dài”.

Các phòng ĐKKD trên cả nước về cơ bản đã thực hiện tốt được nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận ĐKKD theo quy định của pháp luật nhưng chưa có phịng ĐKKD nào hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn các doanh nhân về ngành nghề có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó theo quy định của pháp luật. Thực trạng này cũng khơng hồn tồn xuất phát từ sự yếu kém của các cán bộ ĐKKD mà nó là hệ quả của sự chồng chéo, phức tạp, kém minh bạch và công khai của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó của các bộ ngành, địa phương. Hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay

đang chứa đựng những quy định chính thức và cả khơng chính thức, cả thành văn và bất thành văn về những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành nghề. Hệ quả là ngay cả các bộ, ngành và địa phương đặt ra các điều kiện và giấy phép cũng không thể chắc chắn trong ngành, địa phương mình có bao nhiêu những điều kiện và giấy phép? Do đó, các cán bộ ĐKKD không thể hướng dẫn được cho các doanh nhân về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh là có thể lý giải được. Thực trạng này cho chúng ta thấy rằng để các cán bộ ĐKKD có thể hồn thành được nhiệm vụ của mình thì nỗ lực bản thân của riêng các phòng ĐKKD và cán bộ ĐKKD không thơi vẫn chưa đủ mà cần phải có những quy định rõ ràng và thống nhất về các nội dung liên quan đến pháp luật về ĐKKD. Thực tiễn tiến hành các quy định về ĐKKD đã bộc lộ nhiều hạn chế của các cơ quan ĐKKD đối với hệ thống thông tin về doanh nghiệp. Đặc biệt là việc quản lý thông tin liên quan đến việc đặt tên cho các doanh nghiệp, thay đổi các thông tin về doanh nghiệp và quản lý những doanh nghiệp đã giải thể hoặc phá sản. Cục phát triển doanh nghiệp Vừa và Nhỏ thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã bắt đầu triển khai hệ thống quản lý thông tin về doanh nghiệp nhưng do không được triển khai thống nhất và đồng bộ trên phạm vi cả nước nên vẫn chưa hạn chế được hiện tượng doanh nghiệp trùng tên hoặc có tên gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác. Mặt khác số lượng thống kê các doanh nghiệp còn đang hoạt động và các doanh nghiệp đã giải thể được Cục phát triển doanh nghiệp Vừa và Nhỏ thống kê so với con số thống kê của Tổng cục Thống kê và Tổng Cục thuế là khác nhau [48, tr 12]. Chúng ta có thể đánh giá phần nào năng lực của các Cơ quan ĐKKD thơng qua ví dụ dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp việt nam thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)