2.2. Mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về quyền
2.2.4.4. Quyền về giáo dục – đào tạo
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với NKT, Điều 24 -CRPD đã yêu cầu các quốc gia phải bảo đảm cơ hội học tập bình đẳng cho NKT ở mọi cấp và hình thức giáo dục cũng như phải trợ giúp để NKT có những phương tiện, cơ sở vật chất, công nghệ và phương pháp giáo dục thích hợp. Điều này cũng nêu rõ, không được tách NKT ra khỏi hệ thống giáo dục chung của quốc gia cũng như không được tước bỏ quyền được giáo dục tiểu học miễn phí của trẻ em khuyết tật.
Giáo dục với NKT cần trên cơ sở hòa nhập, có những điều chỉnh hợp lý phù hợp với nhu cầu của họ. Đồng thời yêu cầu các quốc gia thành viên phải bảo đảm tạo điều kiện hợp lý cho NKT thực hiện quyền này của mình.
Liên quan đến vấn đề giáo dục, đào tạo đối với NKT, pháp luật Việt Nam đã có nhiều văn bản hỗ trợ NKT tiếp cận với giáo dục, quyền lợi của các cơ sở, quyền lợi của người tham gia dạy học đối với NKT, chính sách quy định về các loại hình giáo dục cho NKT được ban hành và áp dụng trong thực tế. Một số văn bản quan trọng như: Luật Giáo dục năm 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục với các quy định đối với giáo dục cho NKT như: Quyết định số 23/2006/QĐ- BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật/khuyết tật; Thông tư liên tịch của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 10/8/2005 hướng dẫn thực hiện chính sách
hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong đó có quy định “Học sinh
tàn tật thuộc diện hộ nghèo được miễn học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường” [13].
Để NKT được học tập với nhu cầu và khả năng của bản thân họ, Luật Người khuyết tật và Luật Giáo dục đều ghi nhận NKT được quyền nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông, được ưu tiên trong tuyển sinh, được miễn giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập; được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; NKT nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; NKT nhìn được học bằng chữ nổi Braille (Điều 27 Luật NKT), được khuyến khích tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập (Điều 28). Quyền được học tập của NKT cũng được quy định tại Luật Giáo dục 2005 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Giáo dục, trong đó có quyền được trợ cấp, miễn, giảm học phí và ưu tiên trong tuyển sinh (Điều 98 Luật Giáo dục). Để bảo đảm những quyền này của NKT, Luật Người khuyết tật đã có quy định về trách
nhiệm của cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp đối với NKT, không được từ chối tiếp nhận NKT nhập học trái với quy định của pháp luật; thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT (Điều 30). Bên cạnh đó, các bộ, ngành đã ban hành nhiều chính sách về công nghệ thông tin và truyền thông cho NKT, quy định không rào cản đối với NKT tại các công trình công cộng và những công trình xây dựng mới. Các văn bản trên là cơ sở pháp lý để thực hiện những chính sách hỗ trợ NKT tiếp cận các cơ hội học tập ở nhiều cấp học và trình độ đào tạo; ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật.
Thực hiện Luật Giáo dục, Luật người khuyết tật, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung nguồn lực tổ chức và phát triển các loại hình giáo dục phù hợp với NKT, đến nay đã tổ chức được ba loại hình giáo dục gồm: giáo dục hoà nhập, giáo dục chuyên biệt và giáo dục hội nhập/bán hòa nhập. Với ba loại hình này đã tạo điều kiện tốt nhất để NKT lựa chọn tham gia loại hình giáo dục phù hợp với mức độ khuyết tật và năng lực bản thân. Bên cạnh đó, các bộ, ngành đã ban hành nhiều chính sách về công nghệ thông tin và truyền thông cho NKT, quy định không rào cản đối với NKT tại các công trình công cộng và những công trình xây dựng mới. Các văn bản trên là cơ sở pháp lý để thực hiện những chính sách hỗ trợ NKT tiếp cận các cơ hội học tập ở nhiều cấp học và trình độ đào tạo; ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật.
Nhìn nhận một cách khách quan, quyền giáo dục của NKT đã được đề cập tương đối đầy đủ trong các văn bản pháp luật, tuy nhiên, thực tế triển khai vẫn bộc
lộ một vài hạn chế. Chẳng hạn, Luật Người khuyết tật (Điều 28) quy định phương
thức giáo dục NKT bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiê ̣n để người khuyết tâ ̣t ho ̣c tâ ̣p theo phương thức giáo dục hòa nhập. Tuy nhiên, Luật Giáo dục (Điều 63) không có bất cứ quy định nào về việc giáo dục hòa nhập hoặc bán hòa nhập cho NKT mà chỉ có quy định về trường, lớp dành riêng cho NKT. Sự chưa đồng bộ này xuất phát từ lý do Luật Giáo dục
được ban hành và sửa đổi trước khi Luật Người khuyết tật được ban hành, chưa thể hiện được cách tiếp cận mới được thể hiện trong Luật Người khuyết tật. Luật Người khuyết tật được ban hành sau, quy định phương thức giáo dục hòa nhập và bán hòa nhập nhưng lại không quy định cụ thể về các phương thức giáo dục này, không quy định được trường hợp nào thì thực hiện giáo dục hòa nhập hoặc bán hòa nhập, trường hợp nào thực hiện giáo dục chuyên biệt. Vì các lý do này, việc xác định có hay không có hành vi vi phạm của các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện phương thức giáo dục NKT.
Về trách nhiệm của cơ sở giáo dục, Luật Người khuyết tật (Điều 30) quy
định rất rõ ràng như quy định cơ sở giáo dục “không được từ chối tiếp nhận NKT
nhập học trái với quy định của pháp luật”, “thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật” theo lộ trình đến ngày 01/01/2020. Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm của các cơ sở giáo dục vẫn còn một số điểm hạn chế, gây khó khăn cho việc xác định hành vi vi phạm, cụ thể là:
- Chưa có quy định về trách nhiệm ưu tiên tuyển sinh đối với NKT như xác định điểm ưu tiên đối với NKT đủ điều kiện theo học; trách nhiệm miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo và các khoản đóng góp, đặc biệt là các trường ngoài hệ thống công lập.
- Chưa có quy định cơ sở giáo dục không được có hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT, mặc dù quy định này cũng chỉ mang tính nguyên tắc, để quy trách nhiệm và có thể xử phạt, cần phải quy định chi tiết đến mức tối đa là hành vi nào có tính chất phân biệt, đối xử:
- Quy định về trách nhiệm của cơ sở giáo dục “bảo đảm các điều kiện dạy và
học phù hợp với người khuyết tật” quá chung chung, chưa cụ thể là theo tiêu chuẩn nào.
- Quy định “không được từ chối tiếp nhận trái với quy định pháp luật” về cơ
nhiên, cũng cần được cụ thể hơn, ví dụ như từ chối NKT vì lý do nhập học cao hơn độ tuổi quy định, đặt ra điều kiện tuyển sinh có nội dung hạn chế NKT nhập học.
Bên cạnh đó, NKT học tập vẫn phải đối mặt với những thách thức như thiếu giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo, khó khăn khi đến trường và học tập do sự bố trí lớp học chưa linh hoạt, khó tiếp cận công trình công cộng, thiếu các thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu về ngôn ngữ ký hiệu người khiếm thính…