Quyền về dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình đẳng và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam phân tích và so sánh (Trang 60 - 67)

2.2. Mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về quyền

2.2.4.1. Quyền về dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật

a) Theo pháp luật quốc tế

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng NKT sống nghèo khổ, bị kỳ thị, xem thường, thậm chí bị hành hạ, bị chà đạp phẩm giá... là do họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận việc làm và không có nguồn thu nhập cần thiết để trang trải cho cuộc sống hàng ngày của bản thân. Đảm bảo việc làm và thu nhập cho NKT sẽ giúp dần xóa bỏ sự kỳ thị, thiếu tôn trọng đối với NKT trong xã hội. Chính vì vậy, ngay trong một khuyến nghị đầu năm 1944 liên quan đến các dịch vụ việc làm, bao gồm cả đào tạo nghề và định hướng việc làm, ILO đề xuất rằng, bất kỳ khi nào có thể, NKT cần được đào tạo cùng với những người khác, được làm việc trong cùng điều kiện và được trả cùng mức lương; đồng thời cần tiếp tục việc đào tạo cho đến khi NKT có đủ khả năng kiếm được việc làm trong lĩnh vực hoặc các ngành nghề mà họ đã được đào tạo. ILO kêu gọi sự bình đẳng về cơ hội nghề nghiệp cho người lao động khuyết tật và khuyến khích áp dụng các chính sách việc làm ưu tiên nhằm tăng cường việc làm cho NKT nặng.

Tiếp theo đó, một loạt văn bản quốc tế trong lĩnh vực việc làm được ra đời nhằm tăng cường cơ hội việc làm bình đẳng, chẳng hạn: Công ước ILO số 100 về Trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị như nhau (1951), Công ước ILO số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp) (1958), và Công ước ILO số 118 về Đối xử bình đẳng trong vấn đề an toàn xã hội (1962); Công ước số 159 và Khuyến nghị số 168 về tái thích ứng nghề nghiệp

và việc làm của NKT; Công ước ILO số 168 về Xúc tiến việc làm và chống thất nghiệp (1988); Công bố của ILO về Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại công sở (1998) và Quy tắc thực hành trong quản lý người khuyết tật tại công sở (2002).

Đặc biệt, sự ra đời của CRPD tái khẳng định lại quyền có việc làm của NKT. Điều 27 của Công ước khẳng định NKT có các quyền về lao động, việc làm như mọi người bình thường, đồng thời yêu cầu các quốc gia thành viên phải cấm sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở khuyết tật trong tuyển dụng, quá trình làm việc, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, điều kiện làm việc, trả công bình đẳng, đào tạo nghề và việc làm... Thêm vào đó, các quốc gia cũng có nghĩa vụ thúc đẩy việc tuyển dụng NKT trong các khu vực công, những cơ hội tự tạo việc làm của NKT, hỗ trợ việc tiếp cận việc làm của họ ở khu vực tư nhân, bảo đảm có những sự điều chỉnh hợp lý với NKT ở nơi làm việc, bảo vệ NKT khỏi bị lao động cưỡng bức, bóc lột hay bị bóc lột sức lao động... Như vậy, bên cạnh việc ghi nhận quyền bình đẳng và cấm phân biệt đối xử với NKT trong pháp luật quốc gia, các quốc gia phải nỗ lực thực sự trong việc bảo vệ và bảo đảm quyền việc làm của NKT được thực thi trên thực tế.

b) Theo pháp luật Việt Nam

Luật Người khuyết tật (Điều 32) và Luật Dạy nghề ghi nhận quyền của NKT được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người không có khuyết tật . Người khuyết tật học nghề được hưởng các chính sách ưu đãi về học bổng, học phí. Để bảo đảm NKT được học nghề một cách thuận lợi và bình đẳng, Luật Người khuyết tật và Luật Dạy nghề đã quy định trách nhiệm của cơ sở dạy nghề trong việc bảo đảm điều kiện dạy nghề cho NKT cả về cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên, quy định trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi NKT học hết chương trình đào tạo. Về cơ bản, các quy định về trách nhiệm của cơ sở dạy nghề tương đối rõ ràng và cụ thể như trách nhiệm về việc bảo đảm điều kiện thành lập cơ sở dạy nghề cho NKT theo quy định tại Điều 40 và Điều 69 Luật Dạy nghề; trách nhiệm cung cấp văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Người khuyết tật, trách nhiệm cải tạo

cơ sở dạy nghề để bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT theo lộ trình quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Người khuyết tật.

Về vấn đề việc làm, Luật Người khuyết tật 2010 cùng Bộ luật Lao động 2013

ra đời đã quy định cụ thể và chi tiết về sử dụng lao động là NKT. Theo đó: “Nhà

nước có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc” (khoản 1 Điều 176 BLLĐ 2013) và

“Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật” (khoản 2 Điều 33 Luật Người khuyết tật 2010).

Bên cạnh đó, để khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhận NKT vào làm việc, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các cơ sở này. Cụ thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho NKT, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miến giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là NKT, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp (Điều 30 Luật người khuyết tật). Để bảo đảm tính khả thi của chính sách này, Quỹ việc làm cho NKT được thành lập ở từng địa phương để giúp người lao động phục hồi chức năng và tạo việc làm. Đặc biệt đối với những cơ sở dạy nghề và những cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho NKT được nhà nước quan tâm và hỗ trợ triệt để: giúp đỡ những cơ sở vật chất ban đầu, nhà xưởng, trang thiết bị, được miễn thuế được vay vốn với lãi suất thấp,... Và theo quy định mới nhất hiện nay tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm thì cơ sở sản xuất kinh doanh đồng thời sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT, dân tộc thiểu số được vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được hưởng mức lãi suất vay vốn ưu đãi bằng 50% lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo, tương đương 3,3%/năm. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp từ chối tuyển dụng

NKT có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của NKT là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về việc phân biệt đối xử khuyết tật trong tuyển dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động”.

Thực tế cho thấy, việc tuyển dụng lao động là NKT không chỉ mở rộng cánh cửa vào đời cho NKT, mà còn là cơ hội với các công ty, doanh nghiệp. Bởi nhiều nghiên cứu mới đây trên thế giới đã công nhận lao động là NKT có đức tính chăm chỉ và lòng nhiệt huyết cao trong công việc. Những lao động khuyết tật cũng có xu hướng làm việc lâu dài, góp phần giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đào tạo việc làm cho nhân viên mới.

c) Những hạn chế, bất cập

Mặc dù có hệ thống chính sách hỗ trợ, tuy nhiên kết quả dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT những năm qua còn rất khiêm tốn. Số lượng NKT được học nghề còn quá ít và chiều hướng tăng không đáng kể. Tỷ lệ NKT sau đào tạo nghề tìm được việc làm còn rất thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm, số có thể tìm được việc làm trong các doanh nghiệp lớn hầu như không đáng kể. Hiện số người được dạy nghề cả nước hàng năm đã đạt khoảng 1,5 triệu người/năm, nhưng số NKT được dạy nghề chỉ khoảng 5-6 nghìn người/năm, chiếm 0,4% trên tổng số người được dạy nghề hàng năm, trong khi đó tỷ lệ NKT chiếm tới 8% dân số. Theo báo cáo của các địa phương giai đoạn 2006-2010, tổng số NKT được dạy nghề gần 30 nghìn người, chỉ đạt 37,5% mục tiêu đề ra theo quyết định số 239/2006/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Chính phủ, trong đó chỉ gần 16 nghìn người được tạo việc làm, số còn lại là cải thiện việc làm. Đặc biệt, với NKT ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, việc đào tạo nghề và tạo việc làm sau học nghề đang đối mặt với nhiều

khó khăn. Nếu như NKT khu vực thành thị có cơ hội tìm việc làm phù hợp trong nhiều công ty với mô hình và loại hình công việc đa dạng, thì ở vùng sâu vùng xa, ngay cả người khỏe mạnh bình thường muốn tìm công việc ổn định cũng là điều khó. Đây được cho là một trong những khó khăn lớn mà nếu không có sự chung tay của cả cộng đồng, thì NKT dù có nỗ lực đến đâu cũng khó thoát cảnh thất nghiệp và nghèo khó.

Một số nguyên nhân lý giải cho những kết quả còn rất khiêm tốn này là do: Đại bộ phận NKT có hoàn cảnh khó khăn, trình độ văn hóa thấp nên dù có chính sách hỗ trợ nhưng nhiều NKT vẫn không thể tự đảm bảo các chi phí cần thiết cho việc học nghề và tạo việc làm; NKT là đối tượng đặc thù, tuy số lượng lớn nhưng có nhiều dạng khuyết tật và cư trú rải rác rộng khắp trên cả nước, mỗi dạng tật chỉ phù hợp với một số nghề nhất định nên dạy nghề cho họ có nhiều khó khăn và chi phí cũng cao hơn so với dạy nghề thông thường. Nhiều DN còn e ngại tuyển dụng NKT, họ sẵn sàng tham gia các hoạt động từ thiện nhưng ít nghĩ về vấn đề hỗ trợ việc làm cho NKT, họ nhận NKT vào làm việc chủ yếu với tư tưởng “làm từ thiện”, “ban ơn”... Bên cạnh đó, có rất ít hoạt động xúc tiến việc làm cho NKT. Dịch vụ bố trí việc làm còn hạn chế, đào tạo chuẩn bị làm việc và dịch vụ liên quan hầu như chưa có [2]. Thêm vào đó là cơ chế thị trường hướng tới mục tiêu lợi nhuận, đã trở thành "lực cản" đối với dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT; sự quan tâm chưa đúng mức của các bộ, ngành liên quan... Đặc biệt, những quy định hiện hành về học nghề và việc làm đối với NKT vẫn chưa thật sự phát huy hiệu quả mở rộng cơ hội học nghề và có việc làm cho NKT do những quy định này chỉ mang tính chất khuyến khích đối với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức mà chưa coi việc nhận NKT vào học nghề, làm việc là trách nhiệm của các cơ sở, doanh nghiệp.

Thứ nhất, quy định của Luật Người khuyết tật về điều kiện môi trường làm việc phù hợp còn chung chung, chưa cụ thể.

Khoản 3 Điều 33 Luật Người khuyết tật quy định “cơ quan, tổ chức, doanh

trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật” là một quy định mới nhằm bảo đảm cho NKT cơ hội làm việc bình đẳng. Đây cũng là một trong những nội dung Điều 27 của CRPD liên quan đến vấn

đề lao động và việc làm. Vấn đề “bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù

hợp” cho NKT là một vấn đề mới trong pháp luật Việt Nam, tuy nhiên, chưa có quy

định chi tiết về vấn đề này trong các văn bản quy phạm pháp luật. Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật, mặc dù có một chương quy định về việc làm cho NKT, không có quy định thế nào là “tùy theo điều kiện cụ thể”, thế nào là “môi trường làm việc phù hợp”. Đây là những khái niệm cần được giải thích chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật với các tiêu chí rõ ràng để giúp người sử dụng lao động hiểu rõ những việc họ cần làm.

Thứ hai, Luật Người khuyết tật hiện hành không quy định việc ưu đãi việc làm cho người khuyết tật là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp, mà chỉ quy định mang tính chất khuyến khích

Như trên đã phân tích, Luật Người khuyết tật hiện hành không quy định việc sử dụng lao động là NKT là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp mà chỉ mang tính chất khuyến khích. Doanh nghiệp sẽ tùy theo điều kiện, khả năng, nhu cầu của mình mà quyết định có nhận NKT vào làm việc hay không. Nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là NKT thì sẽ được hưởng các chính sách ưu tiên, còn nếu doanh nghiệp không sử dụng lao động là NKT thì cũng không cơ quan nhà nước nào có thể xử lý. Đây là một bất cập, vì thực tế cho thấy, tâm lý không muốn nhận NKT vào làm việc là tâm lý chung của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước đều có tình trạng này, vì việc bố trí việc làm cho NKT ngoài việc làm tăng chi phí đầu tư hạ tầng nơi làm việc cho NKT còn có thể làm cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, yêu cầu NKT trong khi làm việc. Vậy nên, dù có nhiều chính sách khuyến khích nhưng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vẫn không muốn nhận NKT vào làm việc. Điều này dẫn tới kết quả là sau hơn bốn năm thi hành Luật Người khuyết tật, vấn đề cải thiện, tăng cường cơ hội việc làm cho NKT ở Việt Nam không những

không tiến triển tốt hơn mà còn có xu hướng đi xuống. Quỹ việc làm cho NKT cũng bị giảm nguồn bổ sung do pháp luật không quy định doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không đủ lao động là NKT phải có trách nhiệm đóng góp cho Quỹ.

Thứ ba, quy định pháp luật liên quan đến việc tuyển dụng người lao động là người khuyết tật trong lĩnh vực công vẫn đang bỏ ngỏ. CRPD có khuyến nghị về việc quan tâm tuyển dụng NKT trong lĩnh vực công, tuy nhiên, Luật Người khuyết tật năm 2010 không có quy định nào đề cập đến vấn đề này. Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được coi là văn bản có liên quan nhưng trong quy định về nguyên tắc tuyển dụng công chức (Điều 2) mới chỉ nêu nguyên tắc ưu tiên người dân tộc thiểu số mà chưa đưa NKT vào diện được ưu tiên [23]..

Thứ tư, Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định về đối tượng được hưởng ưu đãi trong tạo việc làm cho người khuyết tật còn chưa phù hợp, không khuyến khích được các doanh nghiệp tích cực sử dụng lao động là người khuyết tật [6].

Điều 34 Luật Người khuyết tật 2010 quy định: “Cơ sở sản xuất , kinh doanh

sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật ; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình đẳng và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam phân tích và so sánh (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)