Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân – qua thực tiễn của cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố hải phòng (Trang 89 - 99)

hành vi vi phạm pháp luật

Công tác kiểm tra, giám sát là một việc rất quan trọng trong quản lý nhà nước, qua công tác này các cơ quan thấy được những ưu điểm, hạn chế từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm và có các giải pháp phù hợp nhằm làm cho công tác đạt kết quả cao hơn. Để đảm bảo công tác giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao, cần khắc phục tình trạng quản lý lỏng lẻo, hình thức ở một số đơn vị, thiết phải tổ chức thường xuyên, nghiêm túc, tiếp tục quán triệt và

triển khai thực hiện Kế hoạch số 218/KH-BCA-V19 ngày 21/7/2017 của Bộ Công an về việc kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật; cải cách hành chính; thực hiện quy chế dân chủ và công tác pháp chế tại Công an một số đơn vị.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục pháp luật. Phải thực hiện thường xuyên, mạnh mẽ và trở thành tiêu chuẩn để đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm. Bản thân mỗi cán bộ kiểm tra phải đảm bảo đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp, nắm vững pháp luật. Thực tế cho thấy, công tác kiểm tra, giám sát tại các đơn vị đôi khi còn hạn chế; vai trò giám sát, phê bình, tự phê bình chưa cao, hầu hết các sai phạm của cán bộ, chiến sĩ không được phát hiện trong các buổi sinh hoạt đơn vị mà chủ yếu qua đơn thư tố cáo, khiếu nại hoặc qua báo chí. Do vậy cần phải bảo đảm khắc phục tình trạng lỏng lẻo, hình thức trong giám sát, kiểm tra việc thực hiện các công tác. Bất kỳ hình thức vi phạm pháp luật nào của cán bộ, chiến sĩ phải được xử lý nghiêm khắc. Việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm có ý nghĩa to lớn trong công tác giáo dục pháp luật... Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải được coi là nghiêm trọng hơn và phải xử lý nghiêm khắc hơn so với hành vi tương tự của các đối tượng khác trong xã hội. Đối với những vụ việc mà cán bộ, chiến sĩ có hành vi vi phạm cần phải xem xét trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.

Bên cạnh đó cần nâng cao hiệu quả công tác biểu dương, khen thưởng các tấm gương điểm hình tiên tiến, quán triệt theo lời dạy của Bác Hồ “mỗi tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, từ đó nâng cao ý thức tự giác học tập, rèn luyện, nêu cao tính tiên phong gương mẫu trong tổ chức thực hiện chấp hành pháp luật, các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hải Phòng tại Chương 2, Chương 3 của Đề tài đã đề xuất một số phương hướng nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an nhân dân, trong đó, đặc biệt là nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của công tác giáo dục pháp luật với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Cần thiết phải thực hiện đồng bộ, toàn diện các biện pháp kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ, đổi mới phương pháp, nội dung và nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, tạo điều kiện đúng mức nhằm thực hiện giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ đạt kết quả tốt nhất.

KẾT LUẬN

1. Công tác giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói riêng cần phải luôn bám sát đường lối, chính sách của Đảng. Cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong lực lượng Công an nhân dân cần bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan cấp trên và tình hình thực tiễn, nhiệm vụ của đơn vị để có chủ trương, biện pháp, xây dựng kế hoạch, chương trình phù hợp.

2. Cần phải sử dụng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp để nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ. Chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính trị, quản lý tư tưởng, duy trì nền nếp, chế độ, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Quá trình thực hiện phải đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng sát sao, dựa trên cơ sở nhu cầu, tình hình chấp hành kỷ luật của cán bộ, chiến sĩ đơn vị mình để triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác giáo dục pháp luật phù hợp, bảo đảm đúng tiến độ, đảm bảo linh hoạt, sinh động, phong phú, hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ phải luôn được đặt trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cán bộ, chiến sĩ phải luôn gương mẫu, chấp hành, đi đầu trong việc thực hiện pháp luật và hướng dẫn nhân dân thực hiện pháp luật, bảo đảm yêu cầu lực lượng công an nhân dân công tâm, chuyên nghiệp, có trình độ, kiến thức, có hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật cao, đủ khả năng tham gia thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Để công tác giáo dục pháp luật đạt được kết quả cao nhất đòi hỏi sự phấn đấu, nỗ lực của Đảng, Nhà nước, các cơ quan và chính bản thân đối tượng được giáo dục. Bản thân cán bộ, chiến sĩ cần phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật từ đó chủ động xây dựng cho mình kiến thức, ý thức trách nhiệm nhằm bảo đảm hoàn thành xuất

4. Việc kiểm tra, giám sát kỷ luật, hành vi chấp hành pháp luật của mỗi cán bộ, chiến sĩ là biện pháp giáo dục pháp luật, ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao trách nhiệm, tinh thần tiên phong, gương mẫu của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Chính vì vậy, công tác giám sát, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, công tâm, khách quan, gắn với thi hành kỷ luật đơn vị, kỷ luật Đảng. Cùng đó phải tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác giám sát của chi bộ, đơn vị và giám sát, phê bình, góp ý của quần chúng nhân dân. Khi phát hiện cán bộ, chiến sĩ có những biểu hiện bất thường về tư tưởng, hành vi, sinh hoạt, có dư luận không tốt phải chủ động thẩm tra, đấu tranh, giải quyết một cách tích cực, triệt để để cán bộ, chiến sĩ không lún sâu vào sai phạm, đồng thời kiên quyết xử lý những cán bộ, chiến sĩ có hành vi vi phạm đã được cấp ủy, lãnh đạo giáo dục nhưng không sửa chữa, khắc phục.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011), Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Hà Nội.

2. Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX (2002), Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09/12/2002 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, Hà Nội.

3. Đặng Ngọc Bách (2018), "Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đảng viên trong Công an nhân dân", Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 1, tháng 6, tr. 80-84.

4. Vũ Ngọc Bích (2011), Giáo dục pháp luật trong quân đội nhân dân Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về

Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

7. Bộ Công an – Ban tuyên giáo trung ương (2015), Tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2015) và 10 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/1945 – 19/8/2015).

8. Bộ Công an (2016), Hướng dẫn số 2986/HD-X11-X15 ngày 28/3/2016 về việc tổ chức đợt tuyên truyền, phổ biến Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, Hà Nội. 9. Bộ Công an (2016), Văn bản số 660/BCA-V19 ngày 30/3/2016 về việc

hướng dẫn tổng kết 05 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04/KL-TW và 03 năm triển khai thi hành

10. Bộ Công an (2017), Kế hoạch số 218/KH-BCA-V19 ngày 21/7/2017 về việc kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật; cải cách hành chính; thực hiện quy chế dân chủ và công tác pháp chế tại Công an một số đơn vị, Hà Nội.

11. Bộ trưởng Bộ Công an (2014), Quyết định số 1522/QĐ-BCA-V19 ngày 31/3/2014 ban hành kế hoạch triển khai thi hành luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành trong Công an nhân dân, Hà Nội.

12. Bộ trưởng Bộ Công an (2016), Quyết định số 399/QĐ-BCA-V19 ngày 02/02/2016 ban hành Kế hoạch công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân năm 2016, Hà Nội.

13. Bộ trưởng Bộ Công an (2017), Quyết định số 2416/QĐ-BCA-V19 ngày 11/7/2017 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 705/QĐ-TTg ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021 trong Công an nhân dân, Hà Nội.

14. Bộ trưởng Bộ Công an (2017), Quyết định số 353/QĐ-BCA-V19 ngày 08/02/2017 ban hành Quy định về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Chính Phủ, Hà Nội.

15. Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện (1995), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

16. Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện (2004), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chương trình quốc gia về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn tới, do Viện khoa học pháp lý, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

17. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hải Phòng (2014), Báo cáo kết quả thực hiện công tác giáo dục, phổ biến pháp luật năm 2014, Hải Phòng.

18. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hải Phòng (2017), Báo cáo kết quả thực hiện công tác giáo dục, phổ biến pháp luật năm 2017, Hải Phòng. 19. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hải Phòng (2017), Báo cáo

sơ kết 03 năm kết quả thực hiện công tác giáo dục, phổ biến pháp luật giai đoạn 2015 - 2017, Hải Phòng.

20. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hải Phòng (2018), Báo cáo kết quả thực hiện công tác giáo dục, phổ biến pháp luật 6 tháng đầu năm 2018, Hải Phòng.

21. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hải Phòng (2018), Báo cáo tình hình biên chế 6 tháng đầu năm 2018, Hải Phòng.

22. Chính phủ (2007), Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Hà Nội.

23. Chính phủ (2013), Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội.

24. Chính phủ (2014), Kế hoạch về tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp ban hành kèm theo Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

25. Chính phủ (2014), Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, Hà Nội.

26. Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an (2016), Quyết định số 374/QĐ-BCA-HĐPH ngày 01/02/2016 ban hành kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an, Hà Nội.

27. Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an (2017), Quyết định số 298/QĐ-BCA-HĐPH ngày 25/01/2017 ban hành kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp

28. Phạm Kim Dung (2011), Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Đảng ủy Công an Trung ương (2017), Nghị quyết số 08-NQ/ĐUCA ngày 01/8/2017 về tiếp tục hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

33. Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Dương Thị Thu Hiền (2013), Giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Hoa (2016), Giáo dục pháp luật cho học viên các trường sĩ quan quân đội ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

36. Phạm Thanh Hưng (2014), Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

37. Nguyễn Thu Hường (2018), "Tăng cường giáo dục pháp luật cho học viên các học viện, trường sĩ quan trong quân đội", Tạp chí Công thương, ngày 02/10.

38. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

39. Kinh nghiệm giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân năm 2015.

40. Tô Lâm (2018), "Xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân", Tạp chí Phòng cháy chữa cháy, (106), tr.4-5. 41. Trần Phúc Lộc (2011), Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở

thành phố Hà Nội hiện nay - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

42. Nguyễn Thị Thu Phương (2006), Báo chí công an nhân dân với việc giáo dục pháp luật cho lực lượng Công an nhân dân, Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, Đại học khoa học xã hội và nhân văn.

43. Quốc hội (2012), Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội.

44. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

45. Quốc hội (2013), Nghị quyết số 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp ban hành kèm theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 02/01/2014 của Ủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân – qua thực tiễn của cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố hải phòng (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)