Một số yếu tố tác động đến giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân – qua thực tiễn của cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố hải phòng (Trang 25 - 28)

Hoạt động giáo dục pháp luật tiến hành như thế nào phụ thuộc vào các điều kiện, đảm bảo xã hội của giáo dục pháp luật. Các điều kiện này có thể thuộc về ý thức của chủ thể, đối tượng giáo dục pháp luật, cũng có thể là yếu

tố bên ngoài. Giữa chúng có quan hệ qua lại, cùng có tác động gián tiếp hoặc trực tiếp lên giáo dục pháp luật.

1.2.1. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật

Giáo dục pháp luật là hoạt động mang tính định hướng, tác động vào các đối tượng tiếp nhận giáo dục nhằm làm cho các đối tượng này nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ nội dung, tinh thần chính sách, pháp luật của Nhà nước, các vấn đề pháp luật liên quan khác, từ đó hình thành tư duy, ứng xử phù hợp pháp luật. giáo dục pháp luật phải tuân theo những quy định pháp luật cụ thể từ quy trình, nguyên tắc, định hướng, các điều kiện về chủ thể...

Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật là yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục pháp luật, được đánh giá qua các tiêu chí: tính hệ thống, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Thể hiện mức độ đầy đủ của hệ thống quy phạm pháp luật, nguyên tắc, mục đích và định hướng của pháp luật, là cơ sở để cung cấp toàn diện, đầy đủ, có hệ thống các kiến thức về pháp luật, còn nếu pháp luật không có tính hệ thống thì hoạt động giáo dục pháp luật sẽ không được chủ động, đầy đủ, mang tính chắp vá và chồng chéo.

Vì vậy, các quy định pháp luật không chỉ quyết định nội dung giáo dục pháp luật, nó còn tạo ra cơ sở pháp lý cho toàn bộ hoạt động giáo dục pháp luật, cho quá trình thực hiện quyền, trách nhiệm của Nhà nước và các chủ thể liên quan. Nó cũng tạo ra hệ các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật trong thực tiễn, là cơ sở pháp lý để xử lý các vi phạm pháp luật tương ứng phát sinh.

1.2.2. Trình độ phát triển kinh tế

Kinh tế phát triển, nguồn thu ngân sách tăng cao là động lực thúc đẩy công tác giáo dục pháp luật diễn ra chất lượng và hiệu quả hơn, với nguồn lực kinh tế đủ mạnh, nhà nước có thể tập trung tạo điều kiện để đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở phục vụ công tác giáo dục

pháp luật. Chính sách đãi ngộ đối với chủ thể giáo dục pháp luật cũng tăng cao, việc mua sắm, trang bị các tài liệu, máy móc hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục pháp luật sẽ cao và đầy đủ. Nền kinh tế kém phát triển thì những cơ sở vật chất phục vụ việc giáo dục pháp luật cũng sẽ thiếu đồng bộ do đó công tác giáo dục pháp luật sẽ không thu được kết quả cao. Kinh tế có tác động quyết định, tỷ lệ thuận với sự phát triển, hiệu quả của giáo dục pháp luật ở các khía cạnh như phạm vi, quy mô, nguồn lực thực hiện.

Bên cạnh đó cơ chế kinh tế cũng ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục pháp luật, cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay với mặt tích cực của nó sẽ tạo ra tư duy năng động, sáng tạo, linh hoạt, coi trọng chất lượng, uy tín, hiệu quả, đời sống vật chất và tinh thần được đảm bảo, cơ hội tiếp cận với các kiến thức pháp lý của người dân được mở rộng góp phần nâng cao chất lượng dân trí, văn hóa pháp lý. Tuy nhiên những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tạo ra tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp các chuẩn mực xã hội cũng tác động không nhỏ đến nhận thức, ý thức của các chủ thể, đối tượng giáo dục pháp luật, đòi hỏi công tác giáo dục pháp luật phải được tiến hành mạnh mẽ, triệt để nhằm định hướng đúng đắn trong nhận thức của mỗi người dân.

1.2.3. Điều kiện xã hội, văn hóa, tư tưởng

Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh kiên cường... nhân dân ta luôn tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, là điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục pháp luật đến với từng người dân. Tuy nhiên trình độ văn hóa của người dân nước ta còn thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, do đó công tác giáo dục pháp luật cần phải thực hiện một cách thường xuyên, lâu dài.

cũng chưa cao. Một thời gian dài do ảnh hưởng của cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp nên chưa phát triển ý thức pháp luật, lối sống theo pháp luật, vì thế mà việc thay đổi thói quen, nếp sống, ý thức của người dân cũng là việc khó khăn, lâu dài. Mặt khác khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với những mặt tiêu cực, các tệ nạn xã hội, các hành vi suy đồi đạo đức, các hành vi vi phạm pháp luật ngày càng tăng, thái độ bất chấp, coi thường pháp luật, thêm vào đó một thời gian dài công tác giáo dục pháp luật không thực sự được coi trọng, sự tự giác tuân theo pháp luật của người dân chưa cao, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục pháp luật.

Yếu tố văn hóa, tư tưởng thường được xác định trong một môi trường và không gian xã hội xác định. Văn hóa góp phần quyết định hình thành và đào luyện nhân cách con người trong xã hội. Nhân cách con người về cơ bản có sự tương đồng với các chuẩn mực xã hội, với chuẩn mực pháp luật. Các khía cạnh cơ bản của văn hóa, tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến giáo dục pháp luật gồm: các giá trị văn hóa, tư tưởng truyền thống và hiện đại, phong tục, tập quán, văn hóa, ý thức pháp luật, dư luận xã hội...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân – qua thực tiễn của cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố hải phòng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)