Đặc thù giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân – qua thực tiễn của cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố hải phòng (Trang 34 - 41)

1.3. Giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

1.3.2. Đặc thù giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

Với đặc thù về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân, việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ bên cạnh những kiến thức căn bản như giáo dục pháp luật cho các đối tượng khác thì giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân cần đòi hỏi cao hơn về cả số lượng và chất lượng giáo dục. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân là những người đã qua tuyển chọn khắt khe, đầu vào đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về đạo đức, tiêu chuẩn về chính trị, là những người có đạo đức, trình độ, kiến thức nhất định. Cùng với quá trình đào trạo trong các trường chuyên nghiệp thì mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân là những người đã nắm được những kiến thức pháp luật cơ bản và được giáo dục pháp luật chuyên ngành. Vì vậy trong quá trình công tác, giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ không còn đơn thuần là cung cấp văn bản quy phạm pháp luật mà còn là giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, thái độ tuân thủ, nghiêm túc chấp hành pháp luật, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, vì nhân dân phục vụ, sẵn sàng nhận và phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; giáo dục về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật, tình hình thi hành pháp luạt, tình huống thực tế xảy ra để cán bộ, chiến sĩ có thể biết cách áp dụng pháp luật và các cách thức vận dụng trong các trường hợp cụ thể mà mình đối mặt khi thực hiện nhiệm vụ, đảm

bảo tối đa quyền, lợi ích cho người dân, tránh tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra gây thiệt hại, oan sai cho người dân.

Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an nhân dân đã được Đảng và Nhà nước giao phó, có thể khái quát đối tượng giáo dục pháp luật của lực lượng Công an nhân dân bao gồm 03 nhóm đối tượng cụ thể như sau:

- Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, cả học sinh, sinh viên trong các học viện, nhà trường, cơ sở bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ Công an nhân dân;

- Cán bộ và các tầng lớp nhân dân;

- Người đang chấp hành án phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; người đang bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người đang chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được đặc xá, người đã chấp hành xong hình phạt tù, người sau cai nghiện ma túy, cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ giới hạn đối tượng nghiên cứu là giáo dục pháp luật đối với các cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân là các sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, chiến sĩ nghĩa vụ - những người đang trực tiếp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong hệ thống cơ quan công an từ trung ương đến địa phương không bao gồm học sinh, sinh viên đang học trong các trường thuộc lực lượng Công an nhân dân. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân là những người trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quan hệ pháp luật với tư cách là người quản lý xã hội. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình là người đại diện cho Đảng và Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong quan hệ với nhân dân, vì vậy, thái độ và hành vi xử sự

của cán bộ, chiến sĩ là tấm gương phản chiếu tính pháp chế của Nhà nước, có tác động rất lớn đến nhận thức, thái độ của người dân đối với pháp luật. Yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải có nhận thức đúng mực về trách nhiệm của bản thân và được trang bị kiến thức và kỹ năng áp dụng pháp luật để đáp ứng các yêu cầu công tác.

Việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức pháp luật mà còn là giáo dục phong cách làm việc, thái độ ứng xử, đạo đức, lối sống cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Bởi trong mối quan hệ của giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thì họ là đối tượng được giáo dục, nhưng trong quan hệ với nhân dân thì mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân lại chính là chủ thể giáo dục pháp luật.

1.3.2.1. Nội dung của giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

Nội dung giáo dục pháp luật là yếu tố quan trọng trong công tác giáo dục pháp luật. Xác định đúng nội dung giáo dục là đảm bảo cần thiết để công tác giáo dục pháp luật có hiệu quả thiết thực, phải được xác định với các mức độ phù hợp với từng loại đối tượng. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân là những công dân phục vụ trong lực lượng Công an, nên đối tượng giáo dục vừa là công dân vừa là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Xuất phát từ đặc thù của đối tượng giáo dục pháp luật, mục đích của giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân mà nội dung giáo dục pháp luật có những nét riêng. Vì vậy, đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, nội dung giáo dục pháp luật chung bao gồm:

- Các vấn đề lý luận nhà nước và pháp luật (như các quan điểm, học thuyết về nhà nước và pháp luật; bản chất, vai trò của nhà nước và pháp luật; chức năng và bộ máy nhà nước; hình thức pháp luật và quy phạm pháp luật;

hệ thống pháp luật; quan hệ pháp luật; ý thức pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý...) Đây là những kiến thức cơ bản, cần thiết, giúp cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân có đầy đủ khả năng tiếp cận với các quy định pháp luật cụ thể một cách nhanh chóng, chính xác và vận dụng một cách sáng tạo, đúng đắn trong khi thực thi chức trách, nhiệm vụ.

- Những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật.

- Các quy định pháp luật cụ thể. Trong những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và các Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta ngày càng hoàn chỉnh, hàng trăm dự án luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, thông tư liên tịch... đã được cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua, số lượng các văn bản pháp luật là rất lớn, vì vậy, nội dung giáo dục pháp luật cần được lựa chọn cho phù hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân.

Căn cứ quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an thì nội dung giáo dục pháp luật của lực lượng Công an nhân dân tập trung vào Hiến pháp và các văn bản pháp luật về an ninh, trật tự (bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh), như Luật an ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật thi hành án hình sự, Luật cư trú, Luật phòng cháy và chữa

cháy, Luật căn cước công dân, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật luật sư, Luật bảo vệ môi trường, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự... và những văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật nói trên.

Bên cạnh đó, việc trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản như Luật Dân sự, Luật Hình sự, luật Hôn nhân và gia đình, Luật Giao thông đường bộ, thì cũng cần giới thiệu, phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật thuộc các ngành luật khác như pháp luật dân sự, pháp luật kinh tế, pháp luật lao động, pháp luật tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, các quy định về thực hiện quy chế dân chủ... là cần thiết để phục vụ công tác chuyên môn và nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân.

- Tình trạng tội phạm, vi phạm pháp luật và tình hình thi hành pháp luật Bên cạnh các nội dung thuộc về lý luận và các quy định pháp luật cụ thể nội dung giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân còn phải quan tâm đến các chuyên đề về tình trạng tội phạm, vi phạm pháp luật và tình hình thi hành pháp luật. Các chuyên đề này một mặt cung cấp cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nắm bắt được thực trạng tình hình, diễn biến của tội phạm, vi phạm pháp luật trong đời sống xã hội ở cùng thời điểm, mặt khác cung cấp, giới thiệu những cách làm hay, nêu ra những bất cập, khó khăn và bài học kinh nghiệm trong quá trình áp dụng, thực thi pháp luật, qua đó, giúp cho những nhà làm luật, những cán bộ có trách nhiệm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kịp thời để đảm bảo cho pháp luật đi vào cuộc sống.

- Kỹ năng thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật

Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật là quá trình tổ chức để đưa pháp luật vào cuộc sống. Muốn thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật đúng

đắn và có hiệu quả thì điều quan trọng không chỉ là hiểu biết, nắm vững quy định yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật mà còn phải biết làm như thế nào để thực hiện đúng đắn các quy định của pháp luật và đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Vì vậy, một trong những nội dung không thể thiếu của giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân chính là giáo dục các kỹ năng thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật.

- Ngoài ra phải trang bị cho cán bộ, chiến sĩ các quy định Điều lệnh, Điều lệ Công an nhân dân, các quy định của Bộ Công an, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Công an nhân dân, các chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan cấp trên, quy định của lãnh đạo, chỉ huy đối với đơn vị...

- Giáo dục ý thức, tinh thần trách nhiệm, đạo đức, nhân cách bản lĩnh người cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức” [30].

1.3.2.2. Hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

* Hình thức là cái chứa đựng hoặc biểu hiện nội dung, là cách thể hiện, điều hành một hoạt động cụ thể. Từ thực tiễn công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được thể hiện khá đa dạng, dưới hình thức giáo dục pháp luật được áp dụng như:

- Giáo dục pháp luật trực tiếp thông qua các hội nghị phổ biến, quán triệt, các cuộc họp giao ban, đọc báo, hội nghị chuyên đề... của đơn vị;

- Giảng dạy pháp luật trong chương trình chính khóa hoặc các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp của các lớp học ở hệ thống các trường Công an nhân dân, lớp bồi dưỡng, tập huấn, tập huấn chuyên sâu...;

báo hình, báo tiếng, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, hệ thống loa truyền thanh...;

- Biên soạn và phát hành, cung cấp thông tin, tài liệu, sách báo pháp luật; - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật;

- Giáo dục pháp luật thông qua việc xây dựng và quản lý, khai thác tủ sách pháp luật;

- Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động thực thi nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị;

- Giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ.

Trong công tác giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân cần phải kết hợp các hình thức giáo dục khác nhau nhằm phát huy tối đa các mặt tích cực của từng loại hình thức để đạt được kết quả tốt nhất.

* Về phương pháp giáo dục pháp luật, là cách thức tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật, là các biện pháp giúp cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tiếp cận được với kiến thức pháp luật, thông tin pháp luật để từ đó xây dựng tình cảm, ý thức và hành vi. Có thể khái quát một số phương pháp sử dụng trong giáo dục pháp luật đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như:

- Phương pháp giáo dục thuyết phục; - Phương pháp nêu gương;

- Phương pháp rèn luyện;

- Phương pháp xử lý tình huống; - Phương pháp thi đua;

Ngoài ra còn có các phương pháp bắt buộc xử phạt, vừa thuyết phục vừa bắt buộc. Cần phải tùy từng điều kiện đơn vị cụ thể, mục đích cụ thể để

vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức và phương pháp giáo dục nhằm đạt kết quả tối ưu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân – qua thực tiễn của cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố hải phòng (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)