429 Lợi ích của cổ đông không kiểm soát 0.0% 0.3% 0.4%
TB Hòa Bình
khả năng thanh toán hiện hành trung bình của Coteccons là 2,34 lơn hơn rất nhiều so với
1,15 của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Tương tự, khả năng thanh toán nhanh trung bình của Coteccons là 2,08 lớn hơn nhiều so với 0,99 của Hòa Bình.
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 TB
Coteccons
TB Hòa Bình Hòa Bình
Khả năng thanh toán hiện hành 1.731 1.910 3.371 2,338 1,15
Khả năng thanh toán tức thời 0.017 0.015 0.065 0,032
P h â n t í c h t ỷ s ố
về hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu (đơn vị: vòng) 2018 2019 2020 TB Coteccons TB Hòa Bình Vòng quay tiền mặt 191.3 204.3 59.0 151.5 Vòng quay tài sản ngắn hạn 1.864 1.611 1.131 1.536 Vòng quay tài sản cố định 38.40 33.69 24.11 32.07 Vòng quay tổng tài sản 1.698 1.465 1.028 1.40 1,71
Vòng quay khoản phải thu 3.304 2.825 1.942 2.69 1,18
Nhìn chung, hiệu suất sử dụng các khoản mục tài sản của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons có xu hướng xấu đi trong thời gian gần đây, thể hiện rất rõ trong sự sụt giảm ở toàn bộ các chỉ số vòng quay, đặt biệt là vòng quay tiền mặt giảm mạnh từ 191,3 vòng năm 2018 xuống còn 59,0 vòng năm 2020. Có thể hiểu, kết quả này đến từ việc doanh thu sụt giảm liên tục trong các năm, đồng thời lượng tiền mặt trữ ở doanh nghiệp tăng mạnh trong các năm qua. Điều này có thể đảm bảo cho việc thanh toán của doanh nghiệp nhưng lại cho thấy hiệu suất sử dụng tiền mặt để tạo ra doanh thu của doanh nghiệp ngày càng kém. Ở khoản mục vòng quay tổng tài sản, ta có thể thấy số vòng quay tài sản trung bình của Công
ty Cổ phần Xây dựng Coteccons là 1,40 vòng thấp hơn số vòng quay tổng tài sản trung bình của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là 1,71. Tuy nhiên, ở góc độ vòng quay các khoản phải thu, thì Coteccons đang làm khá tốt trong việc kiểm soát các công nợ phải thu khi số vòng quay khá cao thể hiện doanh thu hoạt động kinh doanh được tạo ra dựa trên khoản phải thu là tốt, luôn kiểm soát được các khoản phải thu ở mức thấp.
Phân tích tỷ số về đòn bẩy tài chính
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 TB
Coteccons
TB Hòa Bình Hòa Bình
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay - - - - Tỷ số Nợ ngắn hạn / Tổng tài sản 53% 48% 27% 42%
Tỷ số Tồng nợ / Tổng VCSH 111% 91% 69% 90% 383%
Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons được tài trợ phần lớn từ khác khoản nợ, đây cũng là đặc thù của ngành xây dựng khi việc sử dụng nợ rất lớn để tài trợ. Tài sản được tài trợ bằng các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ ngắn. Tuy nhiên, việc tài trợ này có xu hướng giảm dần khi ở phần tích trên bảng cân đối kế toán ta thấy được việc Coteccons đang giảm giá trị các khoản nợ ngắn hạn này trong thời gian gần đây. Thay vào đó, nguồn vốn được gần đây được tài trợ bằng VCSH, tỷ lệ Tổng nợ trên VCSH giảm nhanh chóng từ 111% năm 2018 xuống còn 69% năm 2020. Xét trong ngành xây dựng, tỷ lệ nợ ở Coteccons được đánh giá là rất thấp. Cụ thể so với Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, tỷ lệ nợ của Coteccons thấp hơn rất nhiều, đặc biệt là nợ trên CVSH trung bình ở Coteccons là 90% so với 383% ở Hòa Bình. Điều này thể hiện việc kiểm soát nợ tốt ở Coteccons, ít rủi ro trong việc mất khả năng thanh toán nợ, mất khả năng chi trả, mất tính thanh khoản. Tuy nhiên, nếu duy trì tỷ lệ nơ ở mức thấp, sẽ không giúp Coteccons tận dụng được nguồn tài trợ từ các khoản nợ, áp lực lên nguồn vốn của doanh nghiệp.
Ngoài những vấn đề nếu trên về tỷ số đòn bẩy tài chính, thì có một điểm rất đặc biệt ở Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons, đó là doanh nghiệp hoàn toàn không sử dụng các
khoản vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, do đó không phát sinh chi phí lãi vay, cũng như tỷ số khả năng thanh toán lãi vay là không có. Điều này tư lâu đã là nét riêng của Coteccons, minh chứng cho nguồn tài trợ dồi dào từ các nguồn vốn khác thông qua các khoản tiền và tương đương tiền.
Phân tích tỷ số về khả năng sinh lợi
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 TB Coteccons TB Hòa Bình TB Ngành ROS 5.29% 3.00% 2.30% 3.53% ROE 18.97% 8.39% 3.98% 10.45% 17.40% 10.15% ROA 8.98% 4.39% 2.36% 5.24% 3.32% 2.64%
Dễ dàng nhìn thấy trong giai đoạn 2018 – 2020, nhóm tỷ số khả năng ính lợi của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons có xu hướng giảm mạnh liên tục qua các năm. Cụ thể, khả năng sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) giảm từ 5,29% năm 2018 xuống còn 2,3%
năm 2020. Trong khi đó, khả năng sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) giảm mạnh mẽ nhất từ
18,79% năm 2018 xuống chỉ còn 3,98% năm 2020. Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) cũng giảm từ 8,98% năm 2018 xuống còn 2,36% năm 2020. Điều này có thể giải
thích là do đặc thù chung của ngành xây dựng giai đoạn này khi chi phí đầu ra tăng cao bao gồm giá nguyên vật liệu và nhân công, trong khi đó việc cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh Covid-19 diến biến phức tạp cũng đã khiến cho lợi nhuận ngành giảm mạnh. Riêng đối với Coteccons, như đã phân tích ở các nội dung trên, việc nguồn vốn được chuyển dần tài trợ bằng VCSH cũng khiến ROE giảm mạnh trong bối cảnh lợi nhuận sau thuế liên tục tụt dốc.
Nếu so sánh với công ty cùng ngành như CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, ROE trung bình của Coteccons thấp hơn, nhưng ROA lại cao hơn. Việc này có thể lý giải vì cơ cấu nguồn vốn ở 2 công ty rất khác nhau khi Hòa bình tận dụng các khoản phải trả để tài trợ với tỷ trọng lớn trong khi đó Coteccons lại sử dụng VCSH ngày càng lớn để tài trợ cho nguồn dẫn đến việc phản ánh khác nhau giữa 2 chỉ số ROE và ROA của 2 công ty. Nếu so sánh với toàn ngành thì tỷ số khả năng sinh lợi của Coteccons vẫn khả quan hơn rất nhiều, chứng mình khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.