Những quy định của thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 66 - 70)

- Giải quyết thông qua trọng tài: Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án được các bên lựa chọn để giải quyết

2.2.2. Những quy định của thành phố Hà Nộ

Về cơ bản, Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998 và Nghị định số 160/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Hòa giải, là cơ sở để điều chỉnh mọi hoạt động hòa giải ở cơ sở trên phạm vi toàn quốc nói chung trong đó có địa bàn thành phố Hà

Nội nói riêng. Tuy nhiên, thành phố Hà Nội lại có những đặc thù riêng, cụ thể hóa Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998 và Nghị định số 160/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Hòa giải cơ sở, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã quan tâm ban hành những văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải cơ sở nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này trên địa bàn. Cụ thể:

- Ngày 22 tháng 12 năm 1999, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 51-CT/TU về đẩy mạnh hoạt động hòa giải ở cơ sở.

- Ngày 06 tháng 01 năm 2000, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 01/CT-UB về việc thực hiện Nghị định số 160/1999/NĐ-CP và đẩy mạnh hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn quy chế tổ chức và hoạt động hòa giải tại phường, xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội. Chỉ thị 01/CT-UB ngày 06/01/2000 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhận định: "Những năm qua, công tác hòa giải ở cơ sở đã được các ngành, đoàn thể phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp triển khai có hiệu quả, góp phần phòng ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố" [63]. Nội dung Chỉ thị số 01/CT-UB của Ủy ban nhân dân thành phố tập trung vào bốn nội dung, yêu cầu các cơ quan, sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, đoàn thể thành phố phải thực hiện, đó là:

+ Có kế hoạch triển khai, phổ biến, giới thiệu Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở (năm 1998), Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ, Chỉ thị số 51/CT-UB ngày 22/12/1999 của Thành ủy Hà Nội đến mọi cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên thuộc cơ quan, đơn vị mình.

+ Chỉ đạo các cơ quan đơn vị trực thuộc giúp Ủy ban nhân dân các cấp rà soát, củng cố, kiện toàn các tổ chức hòa giải ở cơ sở; Có biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.

+ Từng bước xây dựng, đề xuất với cấp trên có cơ chế chính sách thích hợp nhằm động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, "Người tốt, việc tốt" trong công tác hòa giải ở địa phương. Định kỳ tập hợp báo cáo kết quả triển khai Chỉ thị về thành phố.

+ Giao trách nhiệm cho một số Sở, ngành, cơ quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các nhiệm vụ nhằm đẩy mạnh hoạt động hòa giải ở cơ sở, trong đó: Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thành phố dự thảo các văn bản chỉ đạo triển khai công tác hòa giải trên địa bàn thành phố; hướng dẫn thực hiện qui định của cấp trên về tổ chức và hoạt động hòa giải ở pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hòa giải cho người làm công tác hòa giải; tổ chức sơ kết, tổng kết thi đua, khen thưởng công tác hòa giải ở địa phương; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện chức trách nhiệm vụ theo qui định của pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở.

Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, đoàn thể thành phố, tổ chức triển khai các công tác theo thẩm quyền; Định kỳ kiểm tra, tổng hợp báo cáo theo yêu cầu của thành phố; có biện pháp đẩy mạnh các hoạt động hòa giải ở cơ sở và hạn chế, phòng ngừa các mâu thuẫn phức tạp trong nhân dân thuộc địa bàn quản lý.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, Hội Luật gia thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành hữu quan tổ chức vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia công tác hòa giải gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".

- Nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, tạo điều kiện về cơ chế chính sách cho công tác hòa giải ở cơ sở, ngày 13 tháng 12 năm 2002, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 172/2002/QĐ-UB về việc ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, trong đó quy

định hỗ trợ kinh phí 70.000đ/tháng cho tổ hòa giải. Việc Ủy ban nhân dân thành phố qui định kinh phí hoạt động hòa giải ở xã, phường, thị trấn trên đây là một sự kiện rất quan trọng không chỉ bởi đây là địa phương đầu tiên trong cả nước qui định trong văn bản qui phạm pháp luật chế độ, chính sách cho công tác hòa giải (trong đó có hòa giải viên) mà còn thể hiện sự quan tâm, khẳng định, đánh giá đúng vị trí, tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố. Từ đó, công tác hòa giải ở cơ sở và hòa giải viên ở Hà Nội ngày càng được khuyến khích, động viên hơn.

- Trên cơ sở Chỉ thị 01/CT-UB và Quyết định 172/2002/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố về hòa giải ở cơ sở, nhằm tạo thuận lợi cho cơ sở trong việc củng cố, kiện toàn tổ hòa giải ở địa phương Sở Tư pháp phối hợp với Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố ban hành Hướng dẫn 01/HD-LT ngày 24/7/2003 về việc củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Hà Nội. Tiếp tục thực hiện các văn bản của Trung ương và Thành phố về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở, thực hiện Quyết định số 56/2005/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2005 - 2010, căn cứ tình hình thực tế của Hà Nội trong giai đoạn mới, ngày 25/11/2005 Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố tiếp tục ban hành Hướng dẫn số 01/HD-LT về việc củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Hà Nội.

Ngoài ra, hằng năm, trong các chương trình công tác tư pháp, Chương trình phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đều có những nội dung quy định về công tác hòa giải. Căn cứ các chương trình của Thành phố, các quận huyện xây dựng kế hoạch của mình để tổ chức triển khai đảm bảo phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)