PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC HÒA GIẢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 88 - 89)

- Giải quyết thông qua trọng tài: Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án được các bên lựa chọn để giải quyết

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC HÒA GIẢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM

Hòa giải ở cơ sở, xét từ nội hàm của khái niệm hòa giải, là một hoạt động mang đậm tính nhân văn, vì con người và trên cơ sở tình người. Yếu tố nhân văn là bản chất, là thuộc tính quyết định và chi phối đến toàn bộ mục tiêu, quá trình, kết quả của công tác hòa giải. Chúng ta nhấn mạnh yếu tố thuộc tính này, chính là bắt nguồn từ mục tiêu của hoạt động hòa giải, nhằm gìn giữ tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng, góp phần không nhỏ hàn gắn, vun đắp hạnh phúc cho từng gia đình và cho xã hội. Hoạt động hòa giải có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư, có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội. Qua quá trình tổ chức triển khai hoạt động hòa giải trên thực tế cho thấy, công tác này đang đòi hỏi phải được quan tâm đầu tư nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện, khách quan, phát hiện những bất cập nảy sinh để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết, đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) và Chương trình số 08-CTr/HU của BCH Đảng bộ Huyện ngày 18 tháng 02 năm 2011 về "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở giai đoạn 2011 - 2015", trong đó nhấn mạnh tăng cường giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phát huy những giá trị văn hóa lành mạnh, góp phần đưa

phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và các phong trào vận động quần chúng khác đi vào chiều sâu, thiết thực, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao vị trí, vai trò, hiệu quả của công tác hòa giải trên địa bàn huyện Gia Lâm, công tác hòa giải trong thời gian tới cần tập trung vào một số phương hướng, giải pháp sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 88 - 89)