Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 83 - 84)

- Giải quyết thông qua trọng tài: Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án được các bên lựa chọn để giải quyết

2.3.3. Đánh giá chung

2.3.3.1. Kết quả

Trong những năm qua tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm đã được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở với MTTQ và các thành viên của Mặt trận. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở của cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở, từng bước được nâng lên. Tổ hòa giải, Hòa giải viên được củng cố kiện toàn và duy trì hoạt động. Mô hình "Tổ hòa giải 5 tốt" nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở được nhiều xã, thị trấn triển khai có hiệu quả. Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, bồi

dưỡng kiến thức pháp luật, biên soạn cung cấp tài liệu cho các tổ hòa giải, tổ chức rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng kịp thời cá nhân, tổ chức có thành tích trong công tác hòa giải ở cơ sở. Các vụ việc hòa giải thành đều đảm bảo đúng nguyên tắc hòa giải, đúng phương châm, phương pháp hòa giải tôn trọng sự tự nguyện của mỗi bên. Trong quá trình hòa giải đã kết hợp hài hòa giữa lý và tình, chủ động kiên trì, sáng tạo trong các bước hòa giải. Nhờ làm tốt công tác hòa giải nên tỷ lệ hòa giải thành tại cơ sở năm sau cao hơn năm trước, tạo được niềm trong nhân dân và góp phần tích cực trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đầy phát triển kinh tế đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm (Trang 83 - 84)