Hiệu quả của mô hình “Một cửa” đối với Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục hành chính tư pháp tại tòa án nhân dân (Trang 78 - 80)

2.2 .Mô hình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính tư pháp tạiTòa án nhân dân

2.3.2. Hiệu quả của mô hình “Một cửa” đối với Tòa án

Một là, hoạt động tiếp dân, tiếp nhận và thụ lý đơn khởi kiện được tập

trung vào một đầu mối chuyên trách nên hạn chế tình trạng thụ lý án khi chưa đủ điều kiện, thụ lý tràn lan. Giúp cho việc kiểm tra, thống kê án kịp thời, chính xác, tiết kiệm thời gian. Các hoạt động tố tụng như tống đạt, gửi giấy báo, thông báo, ghi lời khai, tiến hành hòa giải và các hoạt động của Tổ Hành chính tư pháp được sắp xếp, bố trí làm việc tập trung tại một khu vực, đảm bảo vừa thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động tố tụng, vừa phục vụ tốt nhất yêu cầu của các cơ quan tổ chức Nhà nước và công dân.

Hai là, lãnh đạo Tòa án nhân dân các cấp quản lý hiệu quả công tác giải

quyết, xét xử các loại vụ án và công tác quản lý nghiệp vụ. Các hoạt động hành chính tư pháp không còn được thực hiện phân tán bởi các Tòa chuyên trách mà được thực hiện tập trung. Qua đó, Chánh án nắm rõ được tiến độ và chất lượng giải quyết án của từng Thẩm phán để phân công công tác hợp lý, đồng thời thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành công việc của đơn vị. Mặt khác, do có sự tách bạch các thủ tục hành chính tư pháp với công tác xét xử nên các Tòa chuyên trách, Thẩm phán không phải thực hiện các thủ tục hành chính tư pháp mà chỉ tập trung vào công tác chuyên môn nên khắc phục được tình trạng để các vụ án quá hạn luật định, nâng cao chất lượng giải quyết các loại vụ án.

Ba là, nâng cao năng lực làm việc, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân

của cán bộ công chức Tòa án.Việc thiết lập cơ chế Hành chính tư pháp “Một cửa” là điều kiện để cán bộ công chức tạo cho mình một phong cách làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, gần gũi, cầu thị, tăng thêm sự tin tưởng của người dân đối với hệ thống Tòa án. Góp phần phòng chống tệ quan liêu, cửa quyền,

tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ công dân của đội ngũ cán bộ, công chức.Có Tòa án đã quy định rõ trong quy chế làm việc của đơn vị về việc lãnh đạo phụ trách các lĩnh vực công việc phải trực tiếp xin lỗi người dân nếu để xảy ra việc chậm giải quyết yêu cầu của công dân trong lĩnh vực đónhư Tòa án nhân dân quận Long Biên – Hà Nội hay xây dựng Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức với các nội dung 05 xây, 05 chống và 05 không, như Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng [55, tr.4].

Bốn là, thực hiện các thủ tục hành chính tư pháp thông qua mô hình tổ

hành chính tư pháp “Một cửa” đã rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục, sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý hơn, tiết kiệm chi phí thực hiện các thủ tục cho Tòa án. Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính tư pháp trước khi TAND tỉnh Vĩnh Long thực hiện mô hình các Tòa chuyên trách thực hiện các thủ tục hành chính tư pháp là 488.477.000đ, sau khi thực hiện cải cách áp dụng mô hình “Một cửa” chi phí tuân thủ giảm xuống còn 179.937.000đ, giảm được 63% [30, tr218]. Các Tòa án thí điểm khác chi phí tuân thủ giảm từ 61% đến 62%.

Năm là, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính tư pháp,

thời gian giải quyết vụ án và nâng cao chất lượng xét xử.

Đây có thể xem là một tác động hiệu quả nhất của quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính tư pháp theo mô hình “Một cửa”, thay vì như trước đây 5 tòa chuyên trách phải thực hiện các công tác tiền tố tụng, công tác thụ lý vụ án nên vẫn còn tình trạng không thống nhất, nay chỉ quy về một đầu mối là Tổ hành chính tư pháp thực hiện các công việc trên nên đã rút ngắn được thời gian, đảm bảo chất lượng và có sự thống nhất, đồng bộ.

Các thủ tục yêu cầu người khởi kiện bổ sung tài liệu chứng cứ, thủ tục thông báo thụ lý vụ án đã được Tổ hành chính tư pháp tiến hành, thực hiện theo quy định tố tụng, công tác thụ lý đơn khởi kiện luôn được giải quyết kịp

thời, chính xác và đảm bảo đúng quy định pháp luật. Vì vậy, khi hồ sơ được chuyển đến, Thẩm phán giải quyết thuận lợi hơn rất nhiều trong việc xem xét đánh giá chứng cứ thực hiện các thủ tục tố tụng tiếp theo của giai đoạn giải quyết án. Do đó, thời gian giải quyết án cũng được rút ngắn đáng kể.

Bên cạnh đó, việc phân công xét xử cũng đã được tiến hành cải cách và mang lại nhiều hiệu quả đó là tạo ra sự đồng đều giữa các Thẩm phán khi giải quyết án, tỉ lệ chênh lệch số lượng án giữa các Thẩm phán dần được rút ngắn và có sự cân đối hơn so với trước đây do có sự điều tiết mang tính tổng thể dẫn đến áp lực công việc cũng được san sẻ. Khi áp lực công việc không còn quá cao thì tiến độ làm việc của các Thẩm phán sẽ được đẩy nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục hành chính tư pháp tại tòa án nhân dân (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)