Đánh giá hoạt động tiêu thụ của công tygas Petrolimex

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số vấn đề về hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty Gas Petrolimex pptx (Trang 39 - 43)

1. Ưu điểm:

- Thị trường LPG ở Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng. Được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 9: Sản lượng tiêu thụ đến năm 2005

Năm Sản lượng tiêu thụ (MT) Tốc độ tăng trưởng (%)

1992 400 1993 5.000 1150.00 1994 16.400 228,00 1995 49.500 201,83 1996 91.000 83,84 1997 120.000 31,87 1998 170.000 41,67 1999 190.000 11,76 2000 240.000 26,32 2001 288.000 20,00 2002 360.000 25,00 2003 439.200 22,00 2004 531.432 21,00 2005 648.347 22,00

Theo dự đoán được thể hiện trong bảng trên nhu cầu LPG đến năm 2005 vẫn tăng trưởng khá cao ở mức 20 - 25%/năm.Sở dĩ đạt được tốc độ tăng trưởng cao là do:

+ Từ sau đại hội đảng cộng sản lần thứ 6(1980). Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế theo hướng mở cửa. Nhờ đó nền kinh tế Việt Nam

không ngừng phát triển trong 10 năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân

/năm của tổng sản lượng quốc nội khoảng 9% trước năm 1997. Từ năm 1997

tốc độ tăng trưởng có chậm lại nhưng vẫn ở mức tăng trưởng dương. Cụ thể là: 8,15% (1997); 5,8% (1998); 4,8% (1999); 6,5% (2000). Đời sống nhân được cải thiện do đó này sinh nhu cầu về loại nhiên liệu sạch, văn minh và tiện lợi thay cho các loại nhiên liệu truyền thống. Thu nhập bình quân đầu

người năm 2000 đạt mức 400 USD và sẽ tăng lên 600 USD vào năm 2006.

Hiện nay với Việt Nam LPG là nhiên liệu chiếm ưu thế tuyệt đối so với các

loại nhiên liệu truyền thống về tính tiện lợi, sạch, an toàn... .Sản phẩm có thể

thay thế LPG là khí tự nhiên nhưng chưa được phổ biến rộng rãi do trong khâu phân phối không được linh hoạt, đầu tư hệ thống ống dẫn tới các hộ tiêu dùng là khá tốn kém nên hiện tại và ở một tương lai gần khí tự nhiên chỉ được

sử dụng phần lớn tại các nhà máy điện.

Từ giữa năm 1999Việt Nam đã bắt đầu sản xuất được LPG ( nhà máy lọc

dầu số 1 - Dinh cố) với chính sách kiểm soát giá chặt chẽ của chính phủ đối

với các nhà sản xuất sự kiểm soát này đã làm ổn định giá đầu vào ở mức thấp nên đã có tác dụng tích cực kích thích giới tiêu dùng bao gồm cả khách hàng công nghiệp và khách hàng dân dụng.

Vì thị trường LPG là mảnh đất màu mỡ nên sự cạnh tranh diễn ra hết sức

gay gắt ngoài việc cung cấp LPG với giá cả phù hợp công ty cần phải thực

hiện các hoạt động khuyến mại như khách hàng mua một bếp gas, một điện

áp, giây, kẹp, bình gas thì không phải trả tiền ruột gas bên trong...

Công ty không ngừng nâng cao các thiết bị cho các kho, bể chứa, xưởng

nạp bình và cung cấp tối khách hàng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng,

chất lượng cao gồm máy hoá hơi Kosan (Đan mạch) Kaglu (Nhật); điều áp

Fisher; Rego (Mỹ); van cao áp Miyairy Kitz (Nhật); máy đóng nạp bình gas

Krisplant (Đan Mạch)... tất cả các biện pháp trên nhằm tăng sản lượng bán ra tăng thị phần của công ty.

Biểu tượng chữ “P” đã ăn sâu vào tâm lý của người dân Việt Nam nên các sản phẩm của công ty gas Petrolimex dễ dàng xâm nhập vào thị trường và

được người tiêu dùng chấp nhận cùng với mạng lưới phân phối rộng khắp trên các tỉnh thành.

Hiện tại công ty kinh doanh nhiều loại bình: Trong lĩnh vực dân dụng có

hai loại bình chính 12kg và 13kg.

Loại 12kg là bình được tổng công ty xăng dầu đưa vào kinh doanh trên qui mô lớn từ tháng 2/1997 với mục tiêu chính là ưu thế của mình về hệ thống

phân phối, giá thành nó sẽ xâm nhập vào thị trường do các hãng gas khác tạo

ra vì đây là loại bình thay thế, có thể lắp lẫn với bình gas của một số hãng khách nhờ sử dụng loại van vặn. Thực tế những năm qua loại bình này đã chiếm được thị phần lớn trong thị trường dân dụng.

Loại 13kg nó đã có từ những ngày đầu tiên nên đã được người tiêu dùng chấp nhận và tín nhiệm. Bình 13kg có van Click- on dùng với điều áp

Kosanoda của Đan Mạch. (Bình của công ty khác không thể lắp lẫn được).Các công ty khác không thể xâm nhập vào phần thị trường này. Đây là

nguyên nhân chính làm cho thị trường bình gas 13kg của công ty luôn luôn ổn định và phát triển.

Bình 48kg: Đây là loại bình chủ yếu dùng cho nhà hàng, khách sạn, một

số cơ sở công nghiệp dùng để hàn cắt kim loại, loại bình này luôn chiếm ưu

thế từ những ngày đầu, ngoài ra công ty có đội ngũ tiếp thị có kỹ thuật và kinh ngiệm trong quá trình chào hàng.

2. Nhược điểm

- Chưa có chiến lược quảng cáo, khuyến mại dài hạn, quỹ dùng cho các hoạt động này còn nhỏ. Hiện nay quảng cáo và khuyến mại còn mang tính tự

phát nên không có tính sáng tạo và nội dung bị hạn chế.

- Chưa có chiến lược đào tạo cũng như các chương trình đào tạo nhằm

nâng cao kiến thức về kỹ thuật, marketing cho cán bộ công nhân trong công ty.

Trên đây là một số hạn chế mà thời gian tới công ty cần khắc phục để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU TH

SẢN PHẨM Ở CÔNG TY GAS PETROLIMEX.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số vấn đề về hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty Gas Petrolimex pptx (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)