II. Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công tygas Petrolimex
2. Thực trạng tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty
* Xuất phát từ đặc điểm yêu cầu của ngành hàng LPG. Công ty đã thiết
kế được mạng lưới rộng khắp toàn quốc, căn cứ chủ yếu để xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty là:
- Khách hàng sử dụng LPG được công ty chia làm 2 nhóm: nhóm khách hàng công nghiệp - thương mại và nhóm khách hàng dân dụng. Với nhóm
khách hàng công nghiệp - thương mại công ty đã đi sâu chú trọng thoả mãn nhu cầu hỗ trợ trong khâu thiết kế lựa chọn thiết bị đầu tư ban đầu. Nhóm
khách hàng dân dụng công ty đã đáp ứng nhu cầu như độ an toàn, tính đồng
bộ của sản phẩm, nhu cầu giao hàng tại nhà đúng lúc.
* Đến thời điểm hiện nay công ty gas Petrolimex đã thiết lập cho mình một hệ thống kênh và mạng lưới phân phối rộng khắp tương đối hoàn chỉnh và đang đi vào ổn định đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu của lãnh đạo công ty.
Hiên tại công ty gồm 4 kênh phân phối sản phẩm đến khách hàng cụ thể như
sau:
Kênh số 1:
Đây là kênh phân phối ngắn đi trực tiếp từ công ty đến khách hàng. Kênh
này được công ty áp dụng chủ yếu đối với khách hàng công nghiệp với khối lượng tiêu thụ lớn như công ty sứ Hải dương, tổng công ty xây dựng miền
Trung, công ty gạch Đồng tâm, công ty gạch Long Tài, công ty Ceremic... Lý
do cơ bản cho sự tồn tại của loại kênh này là nhu cầu và vai trò của nhóm
khách hàng có lượng tiêu thụ lớn
Kênh số 2:
Kênh này là loại kênh ngắn đáp ứng cả 2 đối tượng khách hàng là khách hàng công nghiệp thương mại và khách hàng dận dụng. Đối với khách hàng công nghiệp cách tổ chức và cơ chế hoạt động được áp dụng như kênh số 1
nhưng đây là khách hàng có khối lượng tiêu thụ với giá trị đầu tư nhỏ hơn ở
kênh số 1. Với khách hàng dân dụng đây thực chất là việc cung cấp Gas lỏng
ra thị trường thông qua hệ thống cửa hàng trực thuộc, các chi nhánh và các xí nghiệp gas. Loại kênh này thường áp dụng chủ yếu tại các khu vực thị trường
của các chi nhánh và xí nghiệp gas theo sự phân cấp của tổng công ty xăng
dầu Việt Nam.
Kênh số 3:
Gas lỏng đi qua kênh này chủ yếu phục vụ cho khách dân dụng. Sản
phẩm được công ty phân phối qua các chi nhánh, xí nghiệp sau đó các chi
nhánh, xí nghiệp lại thực hiện hoạt động phân phối tới các đại lý tư nhân Công tygas PETROLIMEX Chi nhánh Khách hàng Công ty Gas Petrolimex Chi nhánh xí nghiệp Tổng đại lý đầu tư Khách hàng Đại lý tư nhân
thông qua các tổng đại lý tư nhân. Các đai lý tư nhân có tổng đại lý tư nhân
nằm tại khu vực thị trường của chi nhánh, xí nghiệp quản lý. Ngoài ra các
công ty xăng dầu cũng được công ty sử dụng làm tổng đại lý hệ thống. Trong
quản lý hàng tồn kho của các chi nhánh, xí nghiệp là hàng tồn kho chung của công ty. Khi hàng được giao tới các hệ thống đại lý và tổng đại lý lúc này các chi nhánh xí nghiệp được quyền ghi doanh thu bán hàng ngay tại thời điểm đó.
Kênh số 4:
Đây là kênh phân phối dài nhất của công ty bao gồm công ty, chi nhánh
xí nghiệp, các công ty xăng dầu địa phương, hệ thống đại lý cửa hàng và cuối
cùng là khách hàng.
Về cơ bản việc tổ chức giao hàng, định giá, phương thức thanh toán giữa các thành viên kênh tương tự như các kênh trên. Tuy nhiên nó cũng có đặc tính riêng đó là quan hệ thanh toán giữa công ty, chi nhánh, các công ty xăng
dầu. Công ty xăng dầu có thể thanh toán ngay khi nhận hàng hoặc sau khi hết
hàng cho công ty qua chi nhánh cấp hàng. Hàng tồn kho của các đơn vị này cũng là hàng tồn kho của công ty, việc thanh toán của hàng bán ra trong tháng tại các đơn vị này được thực hiện vào cuối tháng trên cơ sở hoá đơn đòi tiền
của công ty. Đối với khách hàng công nghiệp công ty sẽ hỗ trợ cho các công
ty trực thuộc Petrolimex trong hoạt động lắp đặt ban đầu.Đối với các khách
hàng dân dụng các công ty xăng dầu cung cấp thông qua các cửa hàng trực
thuộc và các đại lý tự do trong đó đại lý tự do là chủ yếu.
Công ty Gas Petrolimex Chi nhánh Công ty xăng dầu Khách hàng Đại lý cửa hàng
* Do nhu cầu tại các thị trường khác nhau nên việc bố trí các thành viên kênh cũng khác nhau. Miền Nam 42,33%, miền Bắc 32,84%, miền Trung
24,83%. Hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc các đơn vị cấu thành gồm
-Công ty Gas Petrolimex với tư cách là nhà phân phối
- Các chi nhánh của công ty
- Các công ty xăng dầu
- Các tổng đại lý tư nhân
- Các đại lý khác
- Các cửa hàng
- Khách hàng với tư cách là người tiêu thụ cuối cùng
Bảng 7: Mạng lưới bán hàng của công ty
Số lượng các bộ phân thuộc kênh
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Tổng Các đơn vị SL % SL % SL % SL % Gas.P 1 100 1 100 Các chi nhánh thuộc Công ty 1 25 1 25 2 50 4 100 Xí nghiệp thuộc công ty 0 0 0 0 1 100 1 100 Tổng đại lý 18 43 10 24 14 33 42 100 Tổng đại lý đầu tư 5 23 2 9 15 68 22 100
Các đại lý tự do 223 32 172 25 305 44 702 100 Các cửa hàng trực
Khách hàng 126957 40 27.599 9 164.204 52 318760 100
* Hiện tại công ty mua hàng từ hai nguồn cơ bản đó là: Dinh Cố - nhà máy lọc dầu số 1 và nhập khẩu từ Singapo, các quốc gia trung đông. Đối với
các nguồn nhập khẩu công ty tiến hành nhập chủ yếu theo giá CIF. Các nguồn
từ nhà máy Dinh Cố thường được vận chuyển bằng phương tiện của công ty như tàu chở LPG, hệ thống xe bồn. Sau khi hàng được nhập vào hệ thống kho
bể gas hoá lỏng được đóng Vào bình chụi tải (bình gas) sau đó vận chuyển tới nơi khách yêu cầu.
Bảng 8 : Hệ thống phân phối của công ty gas Petrolimex
Nhờ hệ thống phân phối qua các công ty thuộc tổng công ty Petrolimex nên độ bao phủ của thị trường tương đối lớn. Lượng hàng bán ra tăng do
phạm vi hoạt động rộng cùng với sự hỗ trợ của các công ty xăng dầu trên toàn
Nhà cung cấp Gas lỏng Nhà vận Chuyển Hệ thống kho chứa của công ty Các xí nghiệp Gas Các tổng đại lý Cửa hàng đại lý Khách hàng Kho hàng của Tổng công ty Dòng bao bì (vỏ bình) Dòng sản phẩm
quốc, tạo sự ổn đinh trong kinh doanh. Các hoạt động đầu tư hỗ trợ luôn được công ty chú ý, ngoài ra các công ty xăng dầu địa phương chỉ được quyền
kinh doanh các sản phẩm của công ty, loại bỏ được xu hướng các công ty này tìm kiếm và bán các sản phẩm mang lợi nhuận cao nhất tạo điều kiện để thực
hiện chiến lược kinh doanh một cách linh hoạt đáp ứng kịp thời nhu cầu của
khách hàng. Với mạng phân phối rộng khắp, công ty dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận nhu cầu của khách hàng.
* Hạn chế của hệ thống kênh và mạng phân phối
+ Mâu thuẫn giữa các kênh phân phối
- Mẫu thuẫn giữa các công ty xăng dầu: Mặc dù đã được phân định thị trường nhưng các công ty này vẫn xâm phạm thị trường của nhau tại các khu
vực giáp gianh khi tổ chức mạng lưới tiêu thụ hoặc bán hàng trên đường vận
chuyển tới kho.
-Mâu thuẫn giữa các chi nhánh và xí nghiệp của công ty gas Petrolimex với các công ty xăng dầu địa phương. Mâu thuẫn này thường xảy ra với các
khách hàng công nghiệp do công ty gas Petrolimex muốn đầu tư trực tiếp và cung cấp tới khách hàng này để hạn chế cạnh tranh của các hãng khác. Các
công ty xăng dầu địa phương là người tìm kiếm, tiếp thị ban đầu. Nếu mâu
thuẫn này không được giải quyết sẽ hạn chế hoạt động tiếp thị của các công ty xăng đầu địa phương đôí với khách hàng công nghiệp.
-Mẫu thuẫn giữa các hệ thống đại lý và tổng đại lý với hệ thống của các
công ty xăng dầu do gas hoá lỏng được phân phối qua hai kênh song song là các công ty trong ngành và hệ thống tổng đại lý trên cùng khu vực thị trường.
Hoạt động này do các chi nhánh đảm nhiệm
+ Mẫu thuẫn giữa các bộ phận thuộc cùng một cấp kênh
Mẫu thuẫn này xảy ra giữa các tổng đại lý với nhau và các tổng đại lý
công ty xăng dầu với các đại lý tư nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do tính đa
dạng của kênh và hoạt động quản lý chưa được thống nhất, đồng bộ nên dẫn đến tình trạng chồng chéo giữa các kênh từ đó làm giản lợi ích của các bộ
phận. Đây cũng là nguyên nhân giải thích tại sao trong thời gian qua có một
số thành viên đặc biệt là một số tư nhân không muốn bán hàng và rút khỏi
kênh của công ty.
+ Không phát huy được sức mạnh của toàn kênh.
Do việc tổ chức phân phối tại các công ty xăng dầu tương đối tuỳ tiện
không theo chính sách chỉ đạo nhất quán. Hiện nay công ty gas Petrolimex chưa có bộ phận nào chịu trách nhiệm theo dõi quản lý hoạch định chính sách
phân phối.
Các cửa hàng trực thuộc chiếm tỷ trọng 40 - 50%. Chi phí cho một cửa
hàng trực thuộc với việc bán ra 5tấn/ tháng hết khoảng 8 triệu đồng bao gồm
4,8 triệu là tiền lương và BHXH, 2 triệu tiền thuê địa điểm, 1triệu khấu hao. Trong khi đó các đại lý tư nhân với lượng tiêu thụ như trên chi phí chỉ hết
khoảng 5 trriệu/tháng.
Công ty gas Petrolimex và có mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc thông qua các công ty xăng dầu, trong đó có một số khu vực thị trường xa xôi
như các tỉnh biên giới. Việc vận chuyển gas tới địa điểm này quá tốn kém nhưng lượng tiêu thụ lại ít nên hiệu quả kinh tế còn hạn chế .
Hàng tồn kho của các chi nhánh, các công ty trong ngành xăng dầu cửa
hàng trực thuộc đều là hàng tồn kho của công ty. Quy định này làm giảm hiệu
quả của vốn kinh doanh làm chậm tốc độ luân chuyển của bình gas do đó
công ty phải đầu tư quá lớn vào khâu vỏ bình. Chi phí tăng dẫn đến thu nhập