Về khái niệm địa dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định địa dịch trong pháp luật Việt Nam (Trang 36)

Chương 2 QUY ĐỊNH VỀ ĐỊA DỊCH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1. Địa dịch trong các bộ Dân luật trước 1975

2.1.1. Về khái niệm địa dịch

Các bộ Dân luật trước năm 1975 đều thống nhất coi địa dịch là mối quan hệ giữa hai bất động sản liền kề, trong đó có một bất động sản chịu địa dịch và bất động sản thụ hưởng. Điều 602 BLDS Bắc Kỳ quy định: “Địa dịch là những

sự phiền lụy buộc vào một sở nhà đất nào, để lợi dụng cho một sở nhà đất của người chủ khác”; Điều 629 Hoàng Việt Trung kì hộ luật: “Địa dịch là những sự mà một bất động sản phải gánh, bất động sản ấy gọi là bất động sản chịu địa dịch, để làm ích cho một bất động sản khác của người khác, bất động sản nầy là bất động sản hưởng địa dịch; những sự phải gánh ấy hoặc là hạn chế sự tự do trong đường hưởng dụng quyền lợi của người chủ bất động sản chịu địa dịch, hoặc là cho người chủ bất động sản hưởng địa dịch được dụng một đôi chút về bất động sản chịu địa dịch”; còn Điều 463 BLDS Sài Gòn quy định: “Địa dịch là dịch lụy đặt trên một bất động sản để làm thuận lợi hay tiện ích cho một bất động sản khác, thuộc quyền sở hữu của người khác”. Mặc dù từ ngữ diễn đạt

khác nhau, nhưng nội hàm của ba khái niệm trên đều thống nhất ở chỗ coi địa dịch là những phiền lụy mà một bất động sản phải chịu vì lợi ích của một bất động sản khác. Khái niệm này hoàn toàn phù hợp với khái niệm địa dịch trong BLDS Pháp. Điều 637 BLDS Pháp định nghĩa: “Dịch quyền là một nghĩa vụ đối

với một bất động sản tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng một bất động sản thuộc sở hữu của người khác”. Như trên đã phân tích, đây là cách hiểu truyền

thống của pháp luật La Mã về địa dịch, rằng đây là quan hệ giữa vật đối với vật chứ không phải là quan hệ của người với vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định địa dịch trong pháp luật Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)