c. Dấu hiê ̣u mục đích phạm tộ
2.2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về dấu hiệu động cơ phạm tộ
dấu hiệu động cơ phạm tội
Sự xuất hiện của động cơ và mục đích phạm tội là giai đoạn đầu tiên để hình thành hành vi phạm tội. Song hành vi đó có diễn ra hay khơng cịn phụ thuộc vào rất nhiều hồn cảnh bên ngồi. Đó là lý do dẫn đến việc thực hiện tội phạm. Lý do dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội cho thấy rõ trong hồn cảnh nào con người có thể thực hiện hành vi phạm tội của mình. Nhưng lý do khơng có ý nghĩa quyết định một cách độc lập mà nó chỉ củng cố nguyên nhân được hình thành từ trước. Qua lý do phạm tội có thể đánh giá đặc tính nhân cách của người phạm tội, thiên hướng, quan điểm xã hội, động cơ và mục đích phạm tội của người đó.
Động cơ, mục đích phạm tội có thể được nhà làm luật xác định cụ thể trong quy phạm pháp luật hình sự, nhưng cũng có khi chỉ được đề cập một cách gián tiếp. Nếu động cơ mục đích đã được điều luật về tội phạm đề cập trực tiếp thì việc định tội danh chỉ cần xác định sự phù hợp động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong vụ án với các thành phần đó trong điều luật về tội phạm tương ứng. Cịn nếu động cơ, mục đích phạm tội khơng được quy định trực tiếp trong điều luật về tội phạm thì người định tội danh cần kiểm tra để xác định nó có phải là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt chủ quan của tội phạm khơng, tính chất của các dấu hiệu đó như thế nào, sau đó đem so sánh, đối chiếu với động cơ mục đích mà chủ thể đã có khi thực hiện hành vi khách quan nguy hiểm trong vụ án.
Trong phần này , tác giả chỉ tập trung phân tích dấu hiệu động cơ trong mô ̣t số nhóm tô ̣i sau:
+ Đới với nhóm tợi xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người: động cơ hành đô ̣ng , nhân cách của người pha ̣m tô ̣i và mục đích hành đô ̣ng ln có mới liên quan với nhau , vì mỗi quyết định hành động của con người đề u được quy đi ̣nh bởi nhiều yếu tố, trong đó có nhân cách của ng ười phạm tội và động cơ hành đô ̣ng . Do đó viê ̣c nghiên cứu nhân cách người pha ̣m tô ̣i (trước hết là thái độ đối với tính mạng , sức khỏe người khác ) cũng như động cơ hành động của họ có thể giúp xác định được mục đích hà nh đơ ̣ng (hành động nhằm đạt đươ ̣c cái gì ?) và qua đó xác định được thái độ chủ quan của người phạm tội đối với hâ ̣u quả chết người đã thấy trước . Từ mô ̣t đô ̣ng cơ có thể có nhiều mục đích khác nhau đặt ra và một mục đích có thể xuất phát từ nhiều đô ̣ng cơ khác nhau . Động cơ sẽ có ý nghĩa quyết định cho việc chứng minh người phạm tội mong muốn hậu quả chết người nếu câu trả lời tại sao người phạm tô ̣i đã thực hiê ̣n tô ̣i pha ̣m cũng là câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi người pha ̣m tô ̣i muốn gì qua hành vi pha ̣m tô ̣i của mình . Giữa nhân cách , mục đích chính của người phạm tội và thái độ có ý thức chấp nhận hậu quả chết người xảy ra luôn có mối quan hê ̣ vớ i nhau, trong trường hợp có ý thức chấp nhâ ̣n hâ ̣u quả chết người xảy ra , người pha ̣m tô ̣i đã đánh giá viê ̣c đa ̣t được mục đích chính của mình quan trọng hơn , cần thiết hơn viê ̣c tránh hâ ̣u quả chết người , nên đã chấp nhâ ̣n hâ ̣u quả chết người để đa ̣t được mục đích . Sự đánh giá và lựa cho ̣n này là kết quả tác động qua lại những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó có nhân cách của người pha ̣m tô ̣i và mục đích chính của người đó. Từ mối liên hê ̣ như vâ ̣y có thể sử dụng tình tiết nhân cách và mục đích chính của người phạm tội cùng với những tình tiết khác để xác định thái độ chủ quan của họ đối với hậu quả chết người đã thấy trước .
+ Nhóm tợi xâm phạm sở hữ có tính chất chiếm đoạt và các tội sử dụng, chiếm giữ trái phép tài sản : Động cơ, mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt và các tội sử dụng,
chiếm giữ trái phép tài sản. Mặc dù trong các điều luật quy định về các tội phạm khơng nói rõ động cơ tư lợi, nhưng căn cứ vào hành vi chiếm đoạt thì có thể khẳng định rằng động cơ tư lợi là dấu hiệu bắt buộc được quy định trong cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm sở hữu mang tính chiếm đoạt. Cũng như hành vi khác , hành vi chiếm đoạt tồn tại theo quá trình . Quá trình đó trước khi xảy ra đã tồn ta ̣i trong ý thức chủ quan dưới hình thức ý đi ̣nh hay mục đích chiếm đoạt . Hành vi chiếm đoạt coi là bắt đầu khi người pha ̣m tô ̣i bắt đầu thực hiê ̣n viê ̣c làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản , để tạo khả năng đó cho mình . Khi người pha ̣m tơ ̣i đã làm chủ được tài sản chiếm đoa ̣t thì lúc đó hành vi chiếm đoa ̣t được coi là hoà n thành, người pha ̣m tô ̣i coi là đã chiếm đoạt được tài sản . Trong các cấu thành tô ̣i pha ̣m của các tô ̣i th ̣c nhóm tội có tính chất chiếm đoạt , dấu hiê ̣u chiếm đoa ̣t có thể là mục đích chiếm đoa ̣t , là hành vi chiếm đoạt h oă ̣c là chiếm đoa ̣t được . Viê ̣c nhâ ̣n thức đúng nô ̣i dung cụ thể của dấu hiê ̣u chiếm đoa ̣t là cơ sở để có thể xác đi ̣nh chính xác thời điểm tội phạm hoàn thành .
Theo thống kê của Bộ Công an, kể từ thời điểm Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành đến nay, cơ quan điều tra các cấp và các cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã khởi tố, điều tra 170.822 vụ án với 266.854 bị can về các tội xâm phạm sở hữu (chiếm tỉ lệ 42,1% số vụ án, 42,3% số đối tượng); các tội danh quy định trong Chương này đều được áp dụng, trong đó các tội danh được áp dụng với tần suất cao là tội cướp tài sản (Điều 133): 13.519 vụ (có 820 vụ giết người để cướp tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135): 4224 vụ; tội cướp giật tài sản (Điều 136): 12.699 vụ; tội trộm cắp tài sản (Điều 138): 27.398 vụ; tội lừa đảo chiếm đảo tài sản (Điều 139): 8.883 vụ [4]. Các tội xâm phạm sở hữu đã gây ra những hậu quả rất tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước , nhiều trường hợp đã gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người. Trong nhóm tô ̣i này , để chứng minh được hành vi của người phạm tội là tội phạm , ngoài việc xác định lỗi ta cần xác
đi ̣nh rõ đô ̣ng cơ , mục đích của người phạm tội . Có như thế việc định tội danh đới với nhóm tội này mới chính xác và đảm bảo đúng pháp luật .
Xin đưa ra mô ̣t ví dụ về vụ án Minh Phụng - EPCO, mô ̣t vụ án được xét xử từ năm 2000 nhưng viê ̣c thi hành án phần dân sự trong vụ án này đã kéo dài thêm nhiều năm sau đó và kéo theo sự sai pha ̣m của nhiều người tiến hành tố tụng. Nguyên nhân do đâu, đơ ̣ng cơ, mục đích ở đây là gì ? Và quyết định hình phạt đới với các bi ̣ cáo đã hợp lý chưa? Đây sẽ là các câu hỏi mà chúng ta cần tìm lời giải đáp.
Vụ án Minh Phụng - EPCO kéo dài hơn 10 năm, gây nhức nhối trong dư luận. Trong khi các cơ quan chức năng đã phải rất vất vả trong việc điều tra, tìm chứng cứ để có thể giải quyết dứt điểm vụ án trên thì những người trực tiếp giải quyết vụ án như Bùi Liên Hiệp - nguyên chấp hành viên và Lương Vĩnh Phúc - nguyên trưởng cơ quan thi hành án Thành phố Hồ Chí Minh lại có những sai phạm trong q trình giải quyết vụ án. Điều đó đã gây bức xúc trong dư luận, gây mất niềm tin của nhân dân vào pháp luật. Theo nội dung vụ án, năm 2000, Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử phúc thẩm vụ án Minh Phụng - EPCO và ra bản án số 05/HSPT. Về phần dân sự, Bản án hình sự tuyên buộc phần xử lý tài sản "giao Công ty EPCO thu hồi số tiền do Liên Khui Thìn đầu tư trên các sở đất Quâ ̣n 2 và Quâ ̣n 9 (thành phố Hồ Chí Minh) để trả nợ cho Ngân hàng Công thương chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh..." Phịng thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm theo dõi, đơn đốc thi hành. Trong khi EPCO chưa thực hiện bản án, ông Bùi Liên Hiệp đã tiến hành thu hồi, gây thiệt cho EPCO hàng tỉ đồng.
Ngày 18/10/2005, EPCO liên hệ tìm hiểu về khu đất để thu hồi tiền đầu tư thì được Ủy ban nhân dân Quận 2 trả lời: " Thi hành án đã thu hồi tiền đền bù mà EPCO đã chi trả cho các hộ dân". Sau khi được trả lời, EPCO gửi đơn tố cáo hành vi của ông Bùi Liên Hiệp và Viện Kiểm sát nhân dân thành phố tiến hành điều tra.
Theo báo cáo của Viện kiếm sát nhân dân thành phố cho thấy có dấu hiệu phạm pháp. Theo đó, diện tích đất 56.684 m2
tại An Phú (Quận 2) đã được EPCO bồi thường cho các hộ dân lên đến 2,2 tỷ đồng từ năm 1992. Trong quá trình thi hành bản án, năm 2001 đến năm 2003 một số hộ dân có gửi đơn xin trả lại tiền đền bù cho EPCO. Ông Lương Vĩnh Phúc - trưởng thi hành án thành phố đã đồng ý cho chấp hành viên Bùi Liên Hiệp thực hiện theo giá EPCO đã đền bù cho các hộ dân cách đây hơn 10 năm, tức chỉ với 40.000 đồng/m2. Như vậy, nếu tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành là 150.000 đồng/m2
thì việc làm của ơng Hiệp làm thiệt hại cho EPCO 3 tỉ đồng, cịn nếu tính theo giá thị trường thì con số thiệt hại có thể lên đến chục tỉ đồng. Sau khi thi hành xong, Thi hành án gửi công văn đề nghị ủy ban nhân dân Quận 2 hợp thức hóa quyền sử dụng đất cho các hộ dân này. Theo Viện kiểm sát nhân dân thành phố, việc chấp hành viên Bùi Liên Hiệp tiến hành thu hồi tiền của các hộ dân trên là khơng có cơ sở pháp lý và trái với bản án đã tuyên. Hơn nữa, việc xử lý của ông Hiệp lại khơng được báo cáo cho Phịng kiểm sát Thi hành án (thuộc Viện kiểm sát nhân dân thành phố) và công ty EPCO biết.
Sau khi có báo cáo của Viện kiếm sát nhân dân thành phố, Ban chỉ đạo 6 của Thành ủy đã vào cuộc. Ngày 01/06/2006, Ban chỉ đạo đã báo cáo "vụ việc chấp hành viên Bùi Liên Hiệp tự đứng ra thu hồi tiền của các hộ dân là có dấu hiệu vi phạm pháp luật" và đề nghị Thường trực Thành ủy xem xét chỉ đạo chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố.
Ngày 12/08/2008, trong phần thẩm vấn và tranh luận tại tòa, hai bị cáo vẫn đồng loạt kêu oan. Tuy nhiên, qua phần thẩm vấn và tranh luận, Hiệp có thừa nhận mình có làm một số việc sai trái trong quá trình thi hành án phần dân sự bản án số 05/HSPT của Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên về vụ Minh Phụng - EPCO.
Hội đồng xét xử nhận định, với vai trò là chấp hành viên, Bùi Liên Hiệp phải biết việc tịa tun giao cho Cơng ty EPCO thu hồi số tiền để trả
cho ngân hàng nghĩa là Công ty EPCO chịu trách nhiệm đứng ra thu hồi để thi hành bản án, cơ quan thi hành án chỉ có nhiệm vụ theo dõi, đơn đốc. Việc Bùi Liên Hiệp tự ý đề xuất thu, cho phép các hộ dân nộp lại số tiền đã nhận mà không thông báo, bàn bạc với Công ty EPCO là vượt quyền hạn. Đặc biệt, bị cáo Hiệp tự ý thu tiền từ năm hộ dân rồi ký giấy xác nhận, đề xuất Ủy ban nhân dân phường An Khánh, Quận 2 cấp sổ đỏ cho năm hộ dân này nhằm hợp thức hóa q trình chuyển nhượng đất giữa các hộ dân này với công ty trách nhiệm hữu hạn Thắng Lợi (do ơng Trương Đình Hưng) làm giám đốc là sai. Hành vi sai phạm, vượt thẩm quyền của bị cáo Hiệp đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Đối với Lương Vĩnh Phúc, Tòa án nhận định: với vai trò Trưởng thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh, bị cáo Phúc phải chịu một phần trách nhiệm trong việc Chấp hành viên Bùi Liên Hiệp lạm quyền. Tuy nhiên, tịa sơ thẩm chưa xem xét một số tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo, cấp phúc thẩm xét thấy cần tuyên miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử tuyên bác kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, bác kháng cáo kêu oan của hai bị cáo, y án sơ thẩm tuyên phạt Bùi Liên Hiệp mức án 1 năm 8 tháng 3 ngày tù về tội "lạm quyền trong khi thi hành cơng vụ". Tịa đã tun miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Lương Vĩnh Phúc về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", buộc năm hộ dân liên đới nộp số tiền gần 860 triệu đồng để tịch thu xung quỹ Nhà nước [12].
Mặc dù những sai phạm đã được làm rõ, động cơ mục đích vụ lợi của Bùi Liên Hiệp đã được thể hiện rõ nhưng quyết định hình phạt của Tồ án đã gây thất vọng cho người dân khi phạt Bùi Liên Hiệp mức án 1 năm 8 tháng 3 ngày tù tương đương với thời gian bị tạm giam. Còn Lương Vĩnh Phúc được hưởng hình phạt cảnh cáo.
Động cơ và mục đích liên quan chặt chẽ với nhau, có mối quan hệ nhân quả. Động cơ là nguyên nhân bên trong của hành động cịn mục đích là khuynh hướng, ý chí của hành động. Việc lựa chọn mục đích là do động
cơ quyết định. Từ động cơ có thể xác định được mục đích hành động. Cùng một loại động cơ thúc đẩy, nhưng do đặc điểm của mỗi người và hoàn cảnh phạm tội khách nhau nên người ta có những mục đích và biện pháp kích động khác nhau. Động cơ và mục đích có thể khơng cùng tính chất với nhau, động cơ tốt cũng có thể dẫn đến việc phạm tội, động cơ có thể làm tăng hoặc giảm trách nhiệm hình sự của tội phạm nhưng khơng thể làm thay đổi tính chất của một hành vi như những yếu tố khác của mặt chủ quan của tội phạm [41, tr. 100].
+ Nhóm tợi phạm về ma túy: Tội phạm về ma túy là một trong số các tội có chiều hướng tăng cao, tịa án thường xuyên phải xét xử các tội liên quan đến ma túy, một câu hỏi đặt ra là: Tại sao cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm ma túy luôn được quan tâm thích đáng, chế tài xử phạt các loại tội phạm này luôn là những chế tài mạnh nhất mà loại tội phạm này vẫn khơng giảm? Động cơ, mục đích phạm tội ở đây là gì?
Nghiên cứu tình hình bn bán ma túy trên thực tế ta có thể thấy rằng, lợi nhuận thu được từ ma túy là lợi nhuận khổng lồ và lợi nhuận này không ngừng gia tăng hàng năm. Lợi nhuận cao là động lực thúc đẩy người ta có được nó. Lợi nhuận chính là động lực mạnh mẽ để thực hiện các hành vi buôn bán ma túy. Dù đã được cảnh báo, cũng như đã thấy được hậu quả nghiêm trọng do hành vi phạm tội về ma túy gây ra cũng như thấy được hình phạt nghiêm khắc mà pháp luật dành cho khi họ thực hiện tội phạm về ma túy nhưng dường như những tác động đó khơng hề có ý nghĩa gì khi đặt bên cạnh