của pháp luật hình sự về dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội
Thực tế cho thấy, do động cơ phạm tội và mục đích phạm tội là dấu hiệu định tội bắt buộc trong một số ít tội danh nên việc áp dụng các quy định về dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội ít gặp những sai sót hơn so với việc áp dụng các quy định về dấu hiệu lỗi. Tuy nhiên, vẫn cịn có những sai sót, hạn chế nhất định. Trong đó, chủ yếu là những thiếu sót về việc khi tiến hành áp dụng pháp luật, cơ quan tiến hành tố tụng đã không chứng minh được động cơ phạm tội, mục đích phạm tội trong các tội mà quy định đó là dấu hiệu bắt buộc. Chính vì thế đã dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm.
Trong các loạt tội chiếm đoạt tài sản, nhiều Toà án còn vướng mắc trong việc xác định bị cáo có phạm tội chiếm đoạt hay không. Mặc dù đã được Tòa án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn là: Chỉ khi nào xác định được bị cáo có ý thức chiếm đoạt thì mới có căn cứ kết luận bị cáo về tội chiếm đoạt, đồng thời phải dựa vào nguyên tắc cân đối giữa "đầu vào và đầu ra" để xác định giá trị tài sản mà bị cáo đã chiếm đoạt. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp vận dụng quan điểm này chưa đúng. Ví dụ:
Bùi Trung Tuấn cùng vợ là Trần Bích Lệ vay của chị Nguyễn Thị Hiền 75 triệu đồng (tính từ ngày khởi tố vụ án, cộng cả tiền lãi là 83.379.000 đồng) để sửa chữa nhà. Chị Hiền địi nhiều lần khơng được nên đã làm đơn yêu cầu công an giải quyết. Sau khi bị khởi tố 7 ngày, vợ chồng Tuấn, Lệ đã bán nhà và trả chị Hiền cả tiền gốc và tiền lãi là 83. 379.000 đồng. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xử phạt Bùi Trung Tuấn; Trần Thị Bích Lệ 5 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của cơng dân. Tịa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm vụ án đã giữ nguyên tội danh đối với hai bị cáo và giảm hình phạt cho cả hai bị cáo xuống cịn 3 năm tù. Tại quyết định số 04 ngày 08/02/2002, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định: Bùi Trung Tuấn, Trần Thị Bích Lệ vay tiền của chị Hiền để sửa chữa nhà và hứa nếu đến hạn trả nợ không trả được sẽ bán nhà để trả nợ... Việc Tuấn, Lệ không trả được tiền nợ không phải là căn cứ xác định các bị cáo đã chiếm đoạt hoặc có ý định chiếm đoạt số tiền vay của chị Hiền; mặt khác sau khi bị khởi tố 7 ngày, các bị cáo đã bán nhà và trả cho chị Hiền cả tiền gốc lẫn lãi... Các Tòa án các cấp kết án bị cáo về tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của cơng dân là khơng đúng pháp luật. Do đó, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên bố các bị cáo khơng phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân.
Cũng có nhiều trường hợp do không chứng minh được động cơ và mục đích phạm tội nên cơ quan tiến hành tố tụng đã chuyển tội danh, áp dụng
một tội danh khác với hình phạt nhẹ hơn với những hành vi tương ứng mà người phạm tội đã thực hiện. Việc làm đó đã dẫn đến tình trạng định sai tội danh, áp dụng hình phạt khơng đúng với mức độ phạm tội.
Tòa án nhân dân tối cao đã có những nhận định, đánh giá về những hạn chế trong thực tiễn xét xử ở nước ta trong các năm qua có thể nêu ra như là: định tội danh không đúng, áp dụng khơng đúng điều khoản của Bộ luật hình sự, xử phạt quá nhẹ hoặc q nặng hoặc cho hưởng án treo khơng đúng, có trường hợp do lúng túng trong việc đánh giá chứng cứ dẫn đến bỏ lọt tội phạm; áp dụng các biện pháp tư pháp không đúng; xử lý vật chứng, kê biên tài sản, tịch thu tiền hoặc tài sản do phạm tội mà có khơng đúng với quy định của pháp luật. Theo thống kê xét xử của các Tịa án các cấp năm 2001 thì vẫn có một số trường hợp xét xử oan, sai. Cấp phúc thẩm của tỉnh tuyên bố 18 người không phạm tội, cấp phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao tuyên xử 6 người không phạm tội, cấp giám đốc thẩm tuyên bố 6 người không phạm tội. So với tổng số các bị cáo đã xét xử thì số lượng những sai sót này là khơng lớn, nhưng hậu quả của việc xử oan thì rất lớn, ảnh hưởng khơng tốt đến uy tín, lịng tin của nhân dân vào ngành Tòa án. Một số bản án đánh giá sai về chứng cứ nên đã bỏ lọt tội phạm, gây phản ứng không tốt trong dư luận, làm giảm uy tín của Tịa án.
3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về dấu hiệu định tội thuộc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về dấu hiệu định tội thuộc mặt chủ quan của tội phạm