Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong luật hình sự việt nam (Trang 87 - 90)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ

3.2.2. Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trực

tiếp điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm bí mật nhà nước

Trong suốt quá trình phát triển, công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ngành tư pháp luôn được đặt ở vị trí trung tâm với phương châm “cán bộ là nòng cốt cho hiệu quả công việc”. Vì vậy, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN là nhiệm vụ hết sức quan trọng của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án để đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực chuyên môn và trách nhiệm công vụ để làm tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN.

Ngoài kinh nghiệm thực tiễn, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán… cả về phẩm chất, trình độ, kỹ năng công tác và kinh nghiệm thực tiễn thông qua việc phát triển nguồn nhân lực làm công tác này. Việc đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào những nội dung sau:

Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN. Cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố, xét xử

các tội xâm phạm BMNN phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trách nhiệm công vụ và có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh; không phiền hà, sách nhiễu trong khi thực hiện công vụ. Luôn nêu cao ý thức tự giác, tinh thần đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử để đảm bảo những cán bộ này không bị sa ngã, thoái hóa, biến chất, thiếu bản lĩnh trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm BMNN; không để lọt tội phạm, làm oan người vô tội. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi phải thực hiện tốt một số công việc:

Một là, phải quán triệt sâu rộng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ BMNN, đường lối xử lý tội phạm BMNN; cụ thể hóa bằng nhiệm vụ phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, đơn vị làm công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN;

Hai là, tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lên nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN; phấn đấu 100% cán bộ làm công tác này có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

Ba là, lấy kết quả học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lên nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN trong phân loại cán bộ hàng năm.

Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN và tinh thần tự tôn nghề nghiệp, phụng sự pháp luật của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN. Cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN phải có kiến thức về BMNN và nắm vững các quy định của pháp luật về bảo vệ BMNN, danh mục BMNN của các Bộ, ngành, địa phương; có năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, vận dụng

thành thạo các thao tác, kỹ năng nghiệp vụ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm phạm BMNN. Để đạt được kết quả nêu trên, đòi hỏi lãnh đạo cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án phải quan tâm đúng mức đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu và kiến thức pháp luật cho các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục theo chuyên đề bảo vệ BMNN bằng các hình thức phù hợp, như: Mở các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về BMNN, công tác bảo vệ BMNN; điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN; tổ chức những cuộc hội thảo chuyên đề về điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN để trao đổi, thảo luận những kinh nghiệm hay, khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào việc tập huấn những văn bản quy phạm pháp luật mới, văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về BMNN, công tác bảo vệ BMNN; kỹ năng điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN; rút kinh nghiệm trong điều tra, truy tố, xét xử cho đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán; giải đáp những vấn đề nghiệp vụ hoặc những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự quy định về các tội xâm phạm BMNN; đồng thời tập huấn các kiến thức mới liên quan tới công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN, đặc biệt là các thủ đoạn mới trong mua bán, chiếm đoạt BMNN gây bức xúc trong tình hình hiện nay. Sau đào tạo, bồi dưỡng phải có kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy công tác nghiên cứu, học tập nhiệm vụ chuyên môn.

Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng phải gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm phạm BMNN; động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử loại tội

phạm này. Đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tiêu cực trong điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN để tạo ra sự công bằng và động lực nâng cao chất lượng, đảm bảo sự phát triển hài hòa, đồng bộ đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong luật hình sự việt nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)