Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong luật hình sự việt nam (Trang 96 - 98)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ

3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ,

vụ, sơ kết, tổng kết trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm bí mật nhà nước

Thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết là những công tác không thể thiếu trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN. Làm tốt công tác này góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng áp dụng pháp luật, trình độ chuyên môn của cán bộ, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán; hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm. Để làm tốt những công tác này phải thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN phải được tiến hành thường xuyên theo định kỳ, trong những trường hợp đặc biệt thì tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra cần kết hợp hướng dẫn nghiệp vụ cho các điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán trực tiếp làm nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử. Công tác thanh tra, kiểm tra phải đáp ứng yêu cầu phát hiện những sai sót, tiêu cực trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN. Từ đó uốn nắn kịp thời, không để xảy ra sai phạm nghiêm trọng, nếu qua thanh tra, kiểm tra mà phát hiện sai phạm, cán bộ điều tra, kiểm sát viên, thẩm phán có biểu hiện tiêu cực, tha

hóa biến chất phải xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định nhằm đảm bảo cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN luôn đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa và yêu cầu nhiệm vụ của ngành công an, kiểm sát và tòa án. Các ngành công an, kiểm sát, tòa án cần cử những người có kinh nghiệm, nghiệp vụ điều tra, kiểm sát, xét xử vững vàng tham gia thanh tra, kiểm tra để phát hiện những sai phạm, thiếu sót. Khi phát hiện những sai phạm, thiếu sót cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể để khắc phục và rút kinh nghiệm và đề xuất hình thức xử lý phù hợp.

Bên cạnh đó, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao phải làm tốt công tác hướng dẫn nghiệp vụ điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN cho các đơn vị cấp dưới. Việc hướng dẫn nghiệp vụ có thể tiến hành bằng các hình thức như thông qua thanh tra, kiểm tra để hướng dẫn trực tiếp hoặc ban hành văn bản hướng dẫn hoặc thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội nghị chuyên đề. Tài liệu hướng dẫn phải đảm bảo tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật và nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật của đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán trực tiếp điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm phạm BMNN. Trong những trường hợp cần thiết, 03 ngành công an, kiểm sát, tòa án có thể phối hợp ban hành văn bản liên ngành để hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị cấp dưới thuộc quyền quản lý của từng ngành.

Thứ hai, công tác sơ kết hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN cần được tiến hành theo định kỳ một năm một lần; công tác tổng kết cần tiến hành theo định kỳ năm năm một lần. Qua sơ kết, tổng kết phải đánh giá được thực trạng, đúc rút những bài học kinh nghiệm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nhằm phát huy những mặt tích cực trong từng hoạt động. Đồng thời phải

chỉ ra được những hạn chế, thiếu sót, sai phạm, nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót để quán triệt cho đội ngũ cán bộ điều tra, kiểm sát viên, thẩm phán. Trên cơ sở kết quả sơ kết, tổng kết hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN, 03 ngành công an, kiểm sát, tòa án phải có những kiến nghị, đề xuất và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật hình sự quy định các tội xâm phạm BMNN, pháp luật về bảo vệ BMNN và giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng các quy định của BLHS về các tội xâm phạm BMNN.

Bên cạnh đó, thông qua công tác sơ kết, tổng kết, 03 ngành công an, kiểm sát, tòa án nghiên cứu, bổ sung lý luận về BMNN, bảo vệ BMNN, các tội xâm phạm BMNN trong BLHS; hoàn thiện cơ chế quản lý tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án các cấp; đổi mới, kiện toàn tổ chức, hoạt động của 03 ngành này để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm BMNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong luật hình sự việt nam (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)