4. Ý NGHĨA CỦA ĐỊALÝ THỦY VĂN
4.3.2. Phương pháp phân tích liên hợ p
Đây là phương pháp xây dựng và phân tích so sánh các bản đồ về các thành phần riêng biệt. Ở một giai đoạn nào đó thì phương pháp này đóng vai trò quan trọng, nhưng nếu dùng nó ở dạng “thuần khiết” thì thường không đảm bảo nguyên
112 tắc so sánh được của các kết quả phân vùng. Do các ranh giới của các đặc trưng riêng biệt trên các bản đồ thành phần tương ứng thường không trùng nhau, nên nhà nghiên cứu, nếu không có phương pháp thống nhất, sẽ vạch ranh giới theo kinh nghiệm và chủ quan thiên vềđặc trưng này hay đặc trưng khác. Sự phân tích liên hợp các bản đồ của các đặc trưng riêng biệt chỉ tiến hành cho những kết quả so sánh được, khi nào phát hiện ra nguyên nhân chủ yếu, phát hiện ra nhân tố chủ đạo của sự phân hóa, cũng như phát hiện ra được dấu hiệu chỉ thị đặc trưng cho sự phân hóa đó. Trên cơ sở đó vạch ra ranh giới của các đơn vị phân vùng dựa vào một hay một vài bản đồđã phân tích.
Như vậy chỉ khi nào phương pháp nhân tố chủ đạo trở thành cơ sở khoa học của phương pháp phân tích liên hợp thì phương pháp này mới hoàn thiện và đủ chính xác. Dĩ nhiên trong trường hợp mà các nhân tố chủ đạo và dấu hiệu chỉ thị được phát hiện bằng cách phân tích liên hợp thì có thể coi rằng nó là một biến dạng của phương pháp nhân tố chủđạo. Phương pháp phân tích, chồng chập bản đồ cũng có thể coi là nằm trong khuôn khổ phương pháp nhân tố chủđạo. Phương pháp thực địa cũng là nhằm phát hiện ra nhân tố chủ đạo hoặc bổ xung cho việc tìm các dấu hiệu chỉ thị của nhân tố chủđạo. Vì vậy có thể nói rằng phương pháp nhân tố chủ đạo là phương pháp chủ yếu để phân vùng địa lý tự nhiên cũng như thủy văn.