Nguyên tắc phân tích tổng hợp

Một phần của tài liệu Địa Lý thủy Văn Việt Nam pps (Trang 68 - 70)

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỊALÝ THỦY VĂN

2.3.1. Nguyên tắc phân tích tổng hợp

Nguyên tắc chung để phân tích và tổng hợp địa lý các hiện tượng thuỷ văn là căn cứ vào quy luật cơ bản và sự phân bố địa lý các hiện tượng thuỷ văn, các quy luật địa đới và phi địa đối, vận dụng các nguyên lý cơ bản của thuỷ văn học và địa lý học (Nguyên lý cân bằng nước, nguyên lý tác động của các yếu tố cảnh quan đến các hiện tượng thuỷ văn), tiến hành phân tích và tổng hợp quy luật biến đổi theo thời gian, đồng thời dựa vào mối quan hệ với các yếu tố cảnh quan khác để tổng hợp, xác định quy luật phân bố theo không gian, theo đới địa lý của các hiện tượng thuỷ văn. Trên cơ sở đó đề ra các phương pháp tính toán cho các vùng thiếu hoặc không có các tài liệu. Đối với nghiên cứu địa lý thuỷ văn, phân tích và tổng hợp là 2 mặt cực kỳ quan trọng của 1 vấn đề, đó là quá trình nhận thức tự nhiên về các hiện tượng thuỷ văn. Phân tích cho ta thấy các đặc điểm riêng, tính đa dạng của sự biến

67 đổi thuỷ văn theo không gian địa lý. Tổng hợp cho phép nhìn khái quát một quy luật chung nhất sự phân hoá của các hiện tượng thuỷ văn. Đó là tư duy của nhận thức, từ cái riêng tới cái chung,rồi lại trở về cái riêng. Không thể tổng hợp được nếu không phân tích từng cá thể, từng đặc trưng. Không phân tích và không tổng hợp thì không thể phát hiện ra những điều cốt lõi, những nhân tố chủ yếu chi phối các hiện tượng thuỷ văn.

- Việc tổng hợp và phân tích địa lý thuỷ văn vừa sử dụng số liệu của 1 trạm, 1 lưu vực, vừa sử dụng số liệu nhiều trạm hay nhiều lưu vực, vì nhiều lưu vực nhỏ hợp thành một lưu vực lớn hơn. Việc phân tích tổng hợp cần dùng cả phương pháp định tính và định lượng để hỗ trợ, bổ xung cho nhau.

a. Phân tích định tính:

- Nội dung của phương pháp định tính là dựa vào những quy luật, những nguyên tắc chung đã được khoa học nghiên cứu và thừa nhận, kết hợp với quan sát thực tế, tiến hành so sánh, phân tích, miêu tả, luận chứng nhằm tìm ra mối quan hệ nội tại có thể có giữa các quá trình hiện tượng thuỷ văn, hoặc quan hệ giữa chúng với nhau dưới ảnh hưởng của các yếu tố khác. Đối với các hiện tượng và điều kiện hình thành của nó tại các địa điểm khác nhau, cần chú ý so sánh, tìm ra tính tương tự cũng như khác nhau của chúng. Trong khi mô tả vấn đề cần biện luận rõ ràng, khi biện luận cần dựa trên cơ sở định tính và định lượng để khái quát hoá. Ví dụ khi phân tích dòng chảy năm của các sông nằm trong khu vực có nguồn ẩm dồi dào, thì dựa vào quy luật chung có thể nhận định lưu vực càng lớn, lượng dòng chảy năm càng tăng, vì lưu vực lớn, độ cắt sâu lòng sông lớn, sông càng nhận được lượng nước ngầm nhiều hơn. Nhưng đó mới chỉ là phân tích định tính, chưa xác định được lượng tăng cụ thể là bao nhiêu so với tỷ lệ tăng diện tích. Muốn tìm được các trị số đó phải tiến hành phân tích định lượng. Hoặc bằng phân tích định tính có thể coi rằng trên lưu vực có tỷ lệ lớp phủ rừng giảm thì lượng dòng chảy mùa cạn cũng giảm, nhưng cụ thể giảm bao nhiêu thì chỉ bằng phân tích định lượng mới có thể kết luận được.

b. Phân tích định lượng:

- Đó là trên cơ sở phân tích số liệu thực tế, dùng số lượng biểu thị hiện tượng hoặc sự thay đổi của chúng, cũng như quan hệ giữa chúng với nhau theo thời gian và lãnh thổ. Phương pháp biểu thị định lượng có thể là bản đồđịa lý, bao gồm các loại bản đồđẳng trị, phân khu, bản đồ tư liệu viễn thám, bản đồ tổng hợp GIS, cũng có thể là các quan hệ kinh nghiệm dưới dạng các công thức kinh nghiệm, các biểu đồ, bảng số hoặc quan hệ tương quan.

68 tính là bước khởi đầu để có thông tin sơ bộ khái quát. Sau đó dùng phân tích định lượng để cụ thể bằng số các quan hệ đó. Phân tích định tính cho ta định hướng những nghiên cứu tiếp theo, tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất, những yếu tố quan trọng nhất để khảo sát chi tiết về một số lượng, tránh lãng phí nhân lực và kinh phí không cần thiết, đồng thời đảm bảo đủ để phát hiện ra những quy luật vốn có của các hiện tượng thuỷ văn. Còn phân tích định lượng cho ta cái nhìn cụ thể hơn, chi tiết hơn, chính xác hơn mức độ dao động của từng yếu tố, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố địa lý cảnh quan đến các quá trình thuỷ văn. Từ đó để có được những luận chứng kinh tế kỹ thuật đúng đắn cho những công trình xây dựng sau này. Phân tích định lượng cũng cho phép hiệu chỉnh lại những nhận xét của phân tích định tính. Ví dụ ở những vùng có độ cao thấp như Bắc Quang, Duyên Hải Quảng Ninh thì dòng chảy có thể không lớn lắm. Nhưng qua phân tích định lượng thấy rằng dòng chảy ở đây lớn rõ rệt so với xung quanh, không theo quy luật chung. Đó là do “ hiệu ứng” chặn trước núi, ở đó không khí bị nhiều động mạnh, mưa nhiều nên dòng chảy tăng.

Một phần của tài liệu Địa Lý thủy Văn Việt Nam pps (Trang 68 - 70)