Nguyên tắc phân khu

Một phần của tài liệu Địa Lý thủy Văn Việt Nam pps (Trang 94 - 96)

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỊALÝ THỦY VĂN

3.2.1. Nguyên tắc phân khu

3.2.1.1. Phương pháp xét ảnh hưởng của các nhân tố địa phương.

Ngay cả khi xây dựng bản đồđẳng trị với ưu thế của các nhân tố địa đới thì vẫn có những nơi nhân tố phi địa đới tác động làm sai lệch giá trị của nó so với giá trị bình thường của đới, khi đó ta có thể dùng số hiệu chỉnh nhưđã trình bày ở trên. Nếu xét dòng chảy ở các thời đoạn ngắn hơn như môđun lũ, kiệt thì ảnh hưởng của các nhân tố phi địa đới sẽ rõ rệt hơn, phức tạp hơn. Trong trường hợn này bản đồ đẳng trị không phù hợp, sử dụng sẽ gặp nhiều sai số. Khi đó cần xây dựng các công thực kinh nghiệm cho từng khu vực khác nhau, quy định chặt chẽ phạm vi sử dụng chúng. Cũng có thể dùng phương pháp phân khu thay thế phương pháp đường đẳng trị để có thể xét được toàn diện các nhân tố địa phương cá biệt trên mặt đệm ranh giới gữa chúng.

- Một số đặc trưng trên phạm vi rộng có thể coi là phân bố có tính địa đới như bùn cát, các chất hoá học trong nước,... Nhưng thực tế các đặc trưng này ngoài ảnh hưởng của các nhân tố địa đới thì các nhân tố phi địa đới vẫn chiếm ảnh hưởng ưu thế, đó là các nhân tố thổ nhưỡng, địa chất , địa hình. Nếu vẽ bản đồ đẳng trị thường xuất hiện những điểm biến đổi đột xuất, khi ấy cũng dùng bản đồ phân khu.

- Hầu hết các đặc trưng thủy văn kể cảđặc điểm dao dộng của nó đều có thể phân khu. Ví dụ có thể phân khu lượng dòng chảy năm tuy rằng ở một phạm vi diện tích nào đó ta sử dụng đường đẳng trị, có thể phân khu dòng chảy lũ, kiệt. Cũng có thể phân khu sự dao động trong năm hay tính đồng bộ của dòng chảy năm. Ngay cả các hệ số trong các công thức kinh nghiêm cũng có thể phân khu như các hệ số A, B

93 trong công thức tính sức mưa:

S= A+BlgN

Bản đồ phân khu có thể coi là sự phát triển, là công cụ hỗ trợ cho bản đồ đường đẳng trị. Khi vẽ có thể trực tiếp xác định biên giới phân khu, cũng có thể thông qua quan hệ giữa các đặc trưng thủy văn với các nhân tốđịa phương ( phi địa đới) trước rồi phân tích tình hình phân bố của các đặc trưng trên khu vực, nhận xét tỷ mỷ ảnh hưởng của nhân tố phi địa đới để xác định biên giới các khu. Còn trong phạm vi một khu thì đặc trưng thủy văn coi nhưổn định, biến hoá rất ít.

Như vậy có 3 phương thức để xét ảnh hưởng của các nhân tố phi địa đới khi tổng hợp địa lý. Đó là:

+ Tiến hành hiệu chỉnh bản đồđẳng trị tại các nơi bị nhân tốđịa phương, phi địa đới ảnh hưởng rõ rệt làm cho qui luật địa đới bị phá hoại.

+ Căn cứ vào đặc điểm phân bố theo khu vực của bản thân các đặc trưng thủy văn , dựa trực tiếp vào sự thay đổi từ từ trong một phạm vi khu vực nào đó kết hợp xét ảnh hưởng của các nhân tố phi địa đới để phân khu.

+ Xây dựng quan hệ giữa đặc trưng thủy văn với các nhân tố địa phương, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố phi địa đới để tiến hành phân khu.

Phương thức đầu tiên đã trình bày trong ♣ 3.1. Hai phương thức sau sẽđược đề cập đến trong chương này.

Cần lưu ý rằng việc phân khu các đặc trưng thủy văn nói ở đây là phân khu đơn hạng cho từng đặc trưng thủy văn. Nó khác với phương pháp phân vùng thủy văn sẽ nói đến trong chương IV, đó là phân vùng xét tổng hợp nhiều đặc trưng và hiện tượng thủy văn.

3.2.1.2. Yêu cầu của phương pháp bản đồ phân khu.

- Phương pháp bản đồ phân khu cũng yêu cầu có những điều kiện tương ứng.

V s liu: Tương tự như khi vẽ đường đẳng trị, trước khi phân khu phải thu thập đầy đủ số liệu của các trạm khí tượng thủy văn toàn khu vực, cũng như các tài liệu về các yếu tố cảnh quan khác.

Các số liệu thu thập phải được đánh giá độ chính xác và tin cậy, lựa chọn thời đoạn tính toán đồng bộ, đảm bảo một chu kỳ dòng chảy, khi cần thiết phải kéo dài bổ sung.

V t l bn đồ: Tỷ lệ bản đồ phân khu không đòi hỏi chặt chẽ như bản đồ đẳng trị. Tuy nhiên cũng cần chọn tỷ lệ thích hợp sao cho việc vạch ranh giới được dễ dàng và các khu vực được phân biệt rõ.

94 thủy văn , đồng thời dựa vào kết quả phân tích tổng hợp các nhân tố cảnh quan ảnh hưởng đến dòng chảy để vạch ranh giới. Thường vạch ranh giới theo địa hình, đó là đường phân nước, sông suối, hồ, đầm lầy hoặc các đứt gẫy địa chất kiến tạo.

3.2.1.3. Phương pháp phân khu

Các đặc trưng dòng chảy trong một khu là tương đối đồng nhất và ổn định. Chuyển sang khu khác nó có sự đột biến. Vì vậy để tiến hành phân khu thường dùng các phương pháp sau:

Phương pháp tương t hoc tương quan

Chọn trạm có giá trị hoặc quá trình của đặc trưng thủy văn phản ánh tốt nhất tình hùnh tự nhiên trong lưu vực làm trung tâm. Phân tích tính tương tự và không tương tự của trạm trung tâm với các điểm xung quanh, hoặc xây dựng quan hệ tương quan giữa các điểm với trạm trung tâm. Tính tương tự hoặc hệ số tương quan ở trong một phạm vi nào đấy thì có thểđưa vào một khu. Các điểm không đạt yêu cầu này phải xét với một trạm trung tâm khác của các khu vực lân cận để tổ hợp. Đường ranh giới sẽ là nơi có sự khác biệt này.

Phương pháp này đòi hỏi số liệu nhiều, các điểm quan trắc tương đối dày.

Phương pháp nhân t chđạo:

Phân tích lựa chọn nhân tố có ảnh hưởng chính (chủđạo) đến tình hình phân bố các đặc trưng thủy văn, đồng thời qui luật hay bản đồ phân bố của nó đã được nghiên cứu kỹ, dựa vào phân bố của nó để hỗ trợ cho việc vạch ranh giới phân khu thủy văn.

Phương pháp trùng v trí:

Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu của các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng thủy văn khu để phân khu cho hợp lý. Phương pháp này cũng đòi hỏi nhiều số liệu.

3 phương pháp trên thường dùng để bổ sung hỗ trợ nhau, ngoài ra cũng cần chú ý đến sự hợp lý của biên giới giữa các khu với giới hạn và đặc tính địa lý, tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định. Ở đây cần lưu ý đến độ cao tương đối của khu vực, nếu độ cao tuyệt đối như nhau nhưng độ cao tương đối khác nhau thì cũng cần phân biệt.

Một phần của tài liệu Địa Lý thủy Văn Việt Nam pps (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)