Tranh chấp giữa người khác với người thừa kế theo di chúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của tòa án (Trang 46 - 48)

Tranh chấp xảy ra khi người lập di chúc đã định đoạt cả tài sản của người khác. Người lập di chúc chỉ có quyền định đoạt tài sản mà mình để lại sau khi chết cho những người thừa kế nếu tài sản đó thuộc sở hữu riêng của họ. Thực tế trong nhiều trường hợp, người lập di chúc đã định đoạt cả phần tài sản của người khác cho người thừa kế. Vì vậy, tranh chấp này thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

- Do người lập di chúc định đoạt toàn bộ khối tài sản chung theo phần giữa họ với người khác.

Ngoài các tài sản riêng, tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, cá nhân có thể cịn có phần tài sản trong sở hữu chung theo phần với người khác. Họ chỉ được định đoạt phần quyền của mình trong khối tài sản chung mà khơng được định đoạt tồn bộ tài sản.

Vì thế, nếu họ định đoạt tồn bộ khối tài sản đó nghĩa là đã định đoạt cả tài sản của người khác nên đương nhiên sẽ xảy ra tranh chấp giữa các đồng chủ sở hữu còn lại với người thừa kế của người đã chết. Nếu tài sản mà người lập di chúc dùng để thiết lập quyền sở hữu chung theo phần với người khác là lấy từ tài sản chung của vợ chồng nhưng họ lại định đoạt toàn bộ phần tài sản đó cho người thừa kế theo di chúc thì người đối ngẫu cịn lại sẽ khởi kiện để yêu cầu sở hữu một phần tài sản đó.

- Do người lập di chúc định đoạt toàn bộ khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng.

Theo quy định, khi vợ hoặc chồng chết trước, tài sản chung hợp nhất của họ được chia đơi, một nửa trong số đó là di sản thừa kế của người đã chết, nửa còn lại là tài sản thuộc sở hữu của người còn sống. Do thiếu hiểu biết

pháp luật nên thông thường khi người chồng hoặc người vợ chết trước thì người cịn sống đã định đoạt toàn bộ khối tài sản chung hợp nhất cho người thừa kế theo di chúc. Người vợ hoặc người chồng còn sống với tư cách là chủ sở hữu của 1/2 khối tài sản sẽ khởi kiện để địi lại phần tài sản của mình từ người được hưởng di sản theo di chúc mà người chồng hoặc người vợ của mình đã lập ra. Nếu người này chết thì những người thừa kế theo luật hoặc theo di chúc của họ sẽ khởi kiện để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho họ được hưởng thừa kế phần di sản của người đó.

- Do người lập di chúc đã định đoạt các tài sản mà mình đang thuê, đang mượn hoặc đang ở nhờ nhà của người khác.

Thực tế có nhiều trường hợp trước khi chết người đang thuê, đang mượn hoặc đang ở nhờ nhà của người khác lập di chúc cho con mình hưởng thừa kế ngơi nhà đó, đặc biệt là đối với những hộ đang thuê nhà của Nhà nước hoặc của tập thể. Chủ sở hữu nhà ở khởi kiện đòi lại nhà từ người thừa kế đang chiếm hữu quản lý ngơi nhà đó. Đây thực chất là tranh chấp về nhà ở nên cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với nhà cho thuê để giải quyết. Tuy vậy, cơ quan có thẩm quyền vẫn phải xem xét để tuyên bố phần di chúc liên quan đến ngơi nhà đó là khơng có hiệu lực pháp luật.

Trong những trường hợp đó, người có tài sản đã bị định đoạt sẽ khởi kiện để yêu cầu Tòa án xác định phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình và tài sản đó sẽ được tách ra để trả lại cho người có tài sản. Việc này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của một số người theo di chúc và do đó, sẽ xảy ra tranh chấp giữa họ với nhau. Nếu di chúc khơng có sự phân định tài sản một cách cụ thể cho từng người thừa kế thì sau khi tách phần tài sản của người khác ra, những người thừa kế theo di chúc sẽ hưởng ngang phần nhau đối với khối di sản còn lại nên trong trường hợp này sẽ khơng có tranh chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của tòa án (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)