Về quyền của người lập di chúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của tòa án (Trang 65 - 66)

a) Về Điều 647 Bộ luật Dân sự

Điều 647 Bộ luật Dân sự quy định:

1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý [17]. Điều kiện về độ tuổi và năng lực trí tuệ của cá nhân người lập di chúc là điều kiện tiên quyết trong việc xác định di chúc có giá trị pháp lý hay khơng có giá trị pháp lý. Di chúc hợp pháp phải thỏa mãn không những các điều kiện theo quy định tại Điều 647 Bộ luật Dân sự mà còn phải thỏa mãn các điều kiện của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 121 Bộ luật Dân sự.

Tuy nhiên, Điều 647 Bộ luật Dân sự vẫn còn tồn tại những bất cập đã gây nhiều tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu và những người làm công tác xét xử. Quy định tại khoản 1 Điều 647 Bộ luật Dân sự còn chưa bao quát hết được và chưa có sự thống nhất với những quy định về điều kiện của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự nói chung và chủ thể trong giao dịch dân sự nói riêng.

Nếu theo quy định tại khoản 1 Điều 647 Bộ luật Dân sự thì những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Dân sự vẫn có quyền lập di chúc với tư cách của người có năng lực hành vi

dân sự đầy đủ. Ngược lại, nếu xét theo quy định tại khoản 1 Điều 647 Bộ luật Dân sự thì tuy rằng một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã bị hạn chế theo bản án có hiệu lực pháp luật thì khi người đó xác lập giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện.

Như vậy người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo bản án có hiệu lực, khi lập di chúc mà khơng có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật thì di chúc do người đó lập ra có hiệu lực hay khơng có hiệu lực pháp luật?

Theo học viên, cần sửa đổi khoản 1 Điều 647 Bộ luật Dân sự như sau: "1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần, hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không được sự đồng ý của người giám hộ".

b) Về Điều 648 Bộ luật Dân sự

Điều 648 Bộ luật Dân sự quy định về quyền của người lập di chúc. Theo đó, người lập di chúc có các quyền sau: Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Ngoài các quyền trên, người lập di chúc cịn có các quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc được ghi nhận trong Điều 662 Bộ luật Dân sự - Đây đều là các quyền của người lập di chúc nhưng lại được ghi nhận bởi hai điều luật là không hợp lý, không cần thiết. Vì vậy, nên quy định gộp hai Điều 648 và 662 vào với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của tòa án (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)