Về việc giải thích di chúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của tòa án (Trang 79 - 80)

Điều 673 Bộ luật Dân sự quy định về giải thích nội dung di chúc như sau: Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách cách hiểu khác nhau thì người cơng bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này khơng nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì coi như khơng có di chúc và việc chia di sản được áp dụng theo quy định về thừa kế theo pháp luật [17].

Trong trường hợp có một phần nội dung di chúc khơng giải thích được nhưng khơng ảnh hưởng đến các phần cịn lại của di chúc thì chỉ phần khơng giải thích được khơng có hiệu lực.

Có thể thấy rằng Điều 673 Bộ luật Dân sự quy định người giải thích nội dung di chúc là người thừa kế là phi logic, bởi lý do: chỉ phải giải thích nội dung của di chúc khi mà những người thừa kế có nhiều cách hiểu khác nhau về nội dung của di chúc, nếu người giải thích di chúc lại chính là người thừa kế thì tự những người thừa kế thật khó có thể "cùng nhau" hiểu theo một cách về nội dung di chúc khi vốn dĩ mỗi người đã có một cách hiểu của riêng mình.

Thêm vào đó, việc những người thừa kế giải thích nội dung di chúc khi di chúc đang có sự "khơng rõ ràng" sẽ không đảm bảo được sự khách quan, minh bạch vì vốn dĩ họ cũng phải bảo vệ quyền lợi của mình trước những người thừa kế khác. Ngồi ra, khơng phải người thừa kế nào cũng là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Phải có một người nào đó độc lập làm khâu trung gian mới có thể hướng cách hiểu nội dung di chúc của những người thừa kế theo cùng một hướng và khi những người thừa kế không thể thống nhất được cách hiểu thì chính người đó sẽ là người có thẩm quyền xác định di sản thừa kế đó sẽ được chia theo pháp luật.

Vì vậy, cần quy định người có thẩm quyền giải thích di chúc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa những người thừa kế với nhau - như thế mới đảm bảo được tính đúng đắn, khách quan và minh bạch của nội dung di chúc cần giải thích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của tòa án (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)