CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC I.
1. Chiến lược phát triển:
1.1. Sơ đồ SWOT của Công ty Điện lực I
* Cơ hội. - Ít đối thủ cạnh tranh. - Thị trường rộng lớn vì không có sản phẩm thay thế. - Được Nhà nước hỗ trợ lớn. -Lượng khách hàng lớn có tính ổn định cao. * Thách thức.
- Giá cả vật tư tăng cao.
- Nguồn điện có nguy cơ thiếu trầm trọng. Cung có khả năng không đáp ứng được cầu.
- Luật điện lực mới ra đời tạo nên những thách thức mới.
- Thị trường Điện đang đòi hỏi hướng đi mới, chuẩn bị cho sự cạnh tranh mới.
- Đứng trước sự thay đổi cơ cấu hàng loạt từ trên xuống dưới.
* Điểm mạnh
- Quy mô lớn, kinh doanh lâu năm trên thị trường Điện.
- Đội ngũ Cán bộ, Công nhân viên có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm…
Mở rộng thị trường. - Cải tiến Công nghệ sản xuất, kinh doanh nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Đổi mới hoàn thiện bộ máy tổ chức phù hợp với mô hình doanh nghiệp hiện đại…
* Điểm yếu
- Thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng.
- Lưới điện xuống cấp nhiều gây thất thoát lớn.
- Quản lý lưới điện còn nhiều hạn chế. - Đẩy mạnh Cổ phần hoá những đơn vị trực thuộc nhằm huy động vốn. - Nâng cấp hệ thống lưới điện.
- Hoàn thiện cơ cấu quản lý nhằm giảm thất thoát điện - Thực hiện các biện pháp nhằm giảm giá bán điện, tăng tính cạnh tranh.
1.2. Phân tích sơ đồ SWOT của Công ty Điện lực I:
Ngành Điện cùng với ngành Than, Viễn thông là những ngành độc quyền của Nhà nước. Gần đây do những đòi hỏi của thực tiễn đã bước đầu có sự cạnh tranh trên thị trường Điện nhưng nhìn chung còn thưa thớt và yếu ớt. Do vậy ngành Điện nói chung và Công ty Điện lực I nói riêng coi như không có đối thủ cạnh tranh. Đây là lợi thế rất lớn dành cho một Doanh nghiệp kinh doanh Điện năng. Ngoài ra, do Điện là một loại hàng hoá thiết yếu nên lượng khách hàng là rất lớn và ổn định.
Về sản phẩm thay thế, dù Khoa học kỹ thuật rất phát triển và con người luôn cố gắng kiếm tìm các dạng năng lượng mới để thay thế nhưng năng lượng Điện vẫn là một loại năng lượng chính và hầu như không thể thay thế trong một thời gian dài nữa.
Những đặc điểm trên của sản phẩm Điện đã tạo ra một môi trường bên ngoài hết sức thuận lợi cho sự phát triển của Công ty Điện lực I.
*. Thách thức:
Song song với những cơ hội thuận lợi đó thì môi trường kinh doanh Điện cũng đem lại những thách thức không nhỏ cho sự phát triển của Công ty. Trong thời gian tới Điện lực Việt nam phải đối đầu với tình trạng thiếu Điện, cung có khả năng không đáp ứng được cầu. Công ty phải tiếp tục đảm bảo cung cấp đủ Điện cho khu vực phía Bắc trong khi tình trạng thiếu điện gay gắt thời gian qua ở miền Bắc là hồi chuông báo động đầu tiên rung lên về sự thiếu cung về Điện. Hiện nay theo tình hình dự đoán của các chuyên gia để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 7% của cả nước thì trong những năm tới dù các công trình Điện đang dầu tư được hoàn thành đúng thời hạn, nước ta vẫn lâm vào cảnh thiếu Điện. Để khắc phục tình trạng này, ngành Điện cần phải đầu tư để tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống Điện nhằm giảm tổn thất Điện năng đồng thời phải tiếp tục đầu tư xây dựng các nhà máy Điện và mua Điện của nước ngoài. Tuy nhiên một
trong những thách thức lớn hiện nay của ngành Điện là vấ đề về vốn. “Giai đoạn 2005-2010 Tổng Công ty Điện lực Việt Nam cần huy động 202.559 tỷ đồng cho đầu tư xây mới, nâng cấp hệ thống Điện trong đó: 135.762 tỷ đồng đầu tư cho công trình Nguồn, 57.682 tỷ đồng đầu tư cho các công trình khác và 9.108 tỷ đồng dành cho góp vốn liên doanh. Nếu tính cả trả nợ gốc và lãi của các nguồn vốn đã vay cũng như dự kiến vay thì nhu cầu vốn là 231.05 tỷ đồng. Thực tế phát triển cho thấy vốn đầu tư cho giai đoạn này là rất lớn tuy nhiên khả năng đáp ứng là rất thấp, 14 dự án đang trong giai đoạn thực hiện và chuyển bị khởi công của Tổng Công ty Điện lực Việt nam thiếu 45.000 tỷ đồng do công tác huy động vốn từ các Ngân hàng gặp khó khăn, các Ngân hàng trong nước chỉ đồng ý cho vay với lượng nhỏ do nguồn vốn phải vay dài kỳ còn các Ngân hàng nước ngoài chỉ quan tâm đầu tư vốn vào các dự án mà các thiết bị có nguồn gốc nhập khẩu từ các nước OECD, còn các dự án mà thiết bị có nguồn gốc từ Nga hay các nước ngoài OECD thì hầu như không vay được”20
Để khắc phục khó khăn về vốn thì Ngành Điện đã mạnh dạn trình Chính phủ cho phép tiến hành sắp xếp đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước tiến tới chuyển đổi Doanh nghiệp từ loại hình Tổng Công ty Điện lực Việt nam thành Tập đoàn Điện lực bằng cách tiến hành Cổ phần hoá các đơn vị Điện lực theo kế hoạch thì “…từ nay đến năm 2009 Việt nam sẽ có thị trường Điện , người dân có giá Điện cạnh tranh. Năm năm tiếp theo sau đó sẽ chuyển lưới Điện truyền tải sang cho thuê, lúc đó các bên bán buôn. Tiếp theo 5-10 năm nữa sẽ cho cạnh tranh khâu bán lẻ…”21 – Trích lời Ông Hoàng Trung Hải Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, nguyên là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt nam.
20 Tạp chí Điên lực số 8/2005-Nhìn lại công tác cổ phần hoá của EVN-Trần Trung
Sau khi thành lập Tập đoàn Điện lực thì Tổng Công ty Điện lực Việt nam sẽ nghiên cứu tổ chức lại “… các Công ty Điện lực 1,2,3 theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con. Các Doanh nghiệp hoạt động trong khối phụ trợ trực thuộc các Công ty Điện lực sẽ được tách ra riêng và dần tiến hành Cổ phần hoá ngay trong năm 2005-2006…” 22. Tất cả những điều trên tạo nên sự thay đổi to lớn trên thị trường Điện và đặt Công ty Điện lực I trước những khó khăn, thủ thách mới đòi hỏi tăng sức cạnh tranh và nguy cơ thay đổi cơ cấu hàng loạt từ trên xuống dưới.
Thêm vào đó là tình hình giá cả vật tư thiết bị Điện ngày càng tăng cao trong khi vẫn phải đảm bảo giá bán Điện ở khu vực Nông thôn thấp hơn mức giá trần là 700 đ/KWh và giảm giá bán Điện đối với khách hàng nước ngoài.
Luật Điện lực ra đời tiếp tục đem lại những thách thức mới: “…theo đó từ ngày 1/7/2005, những quy định mới về thủ tục, thời gian lắp đặt công tơ đã được niêm yết tại các địa điểm giao dịch với khách hàng. Không tiếp tuch thu phí lắp đặt công tơ theo giá trọn gói…Đối với việc đầu tư xây dựng trạm Biến áp chuyên dùng cho khu đô thị mới, làng nghề… các Công ty Điện lực thông báo để các khách hàng đăng ký trước tháng 8 hàng năm…Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cho năm sau từ vốn của đơn vị...” 23. Do đang thiếu vốn trầm trọng, nên luật Điện lực quy định vốn xây dựng trạm Biến áp được các Công ty Điện lực bỏ ra trước là rất khó khăn “…Ngoài ra, theo quy định của luật việc tạm ngừng cấp Điện của khách hàng vi phạm thời hạn thanh toán chỉ được thực hiện sau 15 ngày kể từ ngày thông báo đóng tiền. Kế hoạch sử dụng Điện cho mục đích sinh hoạt không phải chịu lãi xuất trả tiền Điện. Còn khách hàng sử dụng Điện ngoài
22 Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam số tháng 6/2005-Thị truờng điện: Chờ đến ...2009
mục đích sinh hoạt, nếu có lý do chính đáng thì (…) lùi tối đa 30 ngày (trước là 7 ngày) và chịu thêm lãi suất của số tiền trả chậm kể từ ngày thứ 20 (trước đây là 10 ngày) kể từ ngày nhận được thông báo đóng tiền…” 24 Luật Điện lực mới đã làm cho gánh nặng tài chính của Công ty ngày càng tăng thêm.
*.Điểm mạnh:
Công ty Điện lực I là một doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường Điện. Là Công ty tự hoạch toán được thành lập từ năm 1993,có chức năng quản lý một hệ thống các đơn vị trực thuộc là các Công ty Điện lực toàn miền Bắc do đó nó có quy mô khá lớn. Thêm vào đó Công ty còn là nhà cung cấp Điện chính và hầu như không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Cán bộ Công nhân viên có trình độ cao, đoàn kết, luôn hết lòng vì sự phát triển chung của Công ty. Đây là thế mạnh rất lớn giúp Công ty vượt qua không ít khó khăn, ra sức thi đua lao động sản xuất và đã giành được những kết quả hết sức khả quan giúp cho sản lượng Điẹn thương phẩm luôn tăng trong những năm gần đây, nộp ngân sách năm 2005 đạt 424.5 tỷ đồng đạt 109 % so với năm 2004.
*.Điểm yếu:
Hiện nay khó khăn lớn nhất mà Tổng Công ty Điện lực Việt nam nói chung và Công ty Điện lực I nói riêng gặp phải là vấn đề về vốn. Để đảm bảo cung cấp Điện đầy đủ cho khu vực miền Bắc thì Công ty Điện lực I cần một lượng vốn đầu tư tương đối lớn để nâng cấp, xây mới hệ thống Điện, lưới Điện, đường dây… Nhưng đây cũng là điểm yếu của Công ty Điện lực I. Là một Công ty hoạch toán độc lập lâu năm nhưng doanh thu để ra nhằm nâng cấp hệ thống Điện không được nhiều và thiếu đáng kể
cho việc đầu tư đường dây hoặc xây dựng các nhà máy. Vốn dùng cho việc này vẫn phải trông chờ từ Tổng Công ty Điện lực Việt nam hoặc từ nguồn Ngân sách Nhà nước.
Lưới điện xuống cấp nhiều nơi cùng với công tác quản lý lưới Điện còn nhiều hạn chế đã và đang gây thất thoát lớn dẫn đến giá bán Điện tăng “…Nói chung các lưới Điện được xây dựng từ nhiều năm trước nên các thông số kỹ thuật nhìn chung không được đảm bảo như mới vì vậy đã dẫn đến những thất thoát lớn về Điện năng lớn (từ 20%-30%)…” 25. Những thất thoát này làm cho chi phí quản lý, vận hành tăng và người tiêu dùng là người trực tiếp chịu thiệt, dẫn đến giá Điện cao từ 1000 đến 2000 đồng/KW.h (Gấp gần 2-3 lần so với biểu giá Điện sinh hoạt công bố trên toàn quốc). Điểm yếu này hiện nay đang được Công ty Điện lực I tìm cách khắc phục và một vài chiến lược đã được áp dụng như: Dự án giúp người dân địa phương quản lý lưới Điện tại địa phương bằng cách thiết lập các Hợp tác xã Điện nông thôn hoặc các Công ty cổ phần cấp Huyện.
*. Chiến lược phát triển:
Chiến lược “Mở rộng thị trường”. Trong năm 2005 Công ty Điện lực I tiếp nhận hệ thống điện trung áp, hạ áp và xoá bán tổng khu vực nông thôn là những chủ trương lớn được Công ty Điện lực I rất chú trọng thực hiện. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do địa bàn hoạt động rộng lớn nhưng “Đến nay, Công ty Điện lực I đã tiếp nhận xong toàn bộ hệ thống lưới điện trung áp được đầu tư xây dựng trước ngày 28/2/1999 bao gồm 6768 Km đường dây, 8034 trạm biến áp, tổng giá trị còn lại là 569.3 tỷ đồng. Đối với lưới điện trung áp được xây dựng sau ngày 22/8/1999 Công ty Điện lực I đã tiếp nhận 1321 trạm biến áp, 1281 Km đường dây, tổng giá trị còn
25 Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam số tháng 6/2005- Điện mang sức mạnh đến cho người
lại là 241.6 tỷ đồng…” 26. Bằng những bước đi trên, thị trường của Công ty Điện lực I được mở rộng. Ngoài ra Công ty còn đẩy mạnh phát triển lưới điện ở 26 tỉnh thành trực thuộc địa bàn quản lý của Công ty bao gồm: 99% số Huyện, 94% số xã có điện lưới Quốc gia và 91% hộ nhân dân sử dụng điện.
Chiến lược cải tiến Công nghệ sản xuất, kinh doanh nâng cao khả năng cạnh tran. Hiện nay, dự án nâng cao hiệu suất điện, chú trọng các tram biến áp và đường dây 110KV đang được thực hiện, bên cạnh đó là hàng loạt các dự án đầu tư củng cố, cải tạo, xây mới hệ thông hạ tầng lưới điện. Cùng với đó là các dự án giao điện cho người dân tự phụ trách và bảo trì dây thường dây thường xuyên và các hoạt động kinh doanh như ra hoá đơn và thu phí đang được thử nghiệm để đưa vào thực tế là chiến lược nhằm giảm thất thoát điện năng.
Đặc biệt, đứng trước một bước cải cách chuyển đổi hệ thống cơ cấu lớn của Tổng Công ty Điện lực Việt nam, Công ty Điện lực I đã và đang đề ra chiến lược cải cách cơ cấu nhằm đạt đến một cơ câu hoàn thiện hơn. Việc xây dựng một cơ cấu tốt hơn là một việc làm cần thiết nhằm đảm bảo cho Công ty Điện lực I tồn tại và phát triển trong điều kiện mới, đảm bảo cho Công ty thực hiện tôt các chiến lược đã nêu trên.
Tóm lại, nhìn vào sơ đồ SWOT, phân tích các điểm mạnh điểm yếu, thách thức, cơ hội của Công ty Điện lực I chúng ta thấy rằng các chiến lược Công ty đang theo đuổi là khá đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Vì vậy vấn đề đặt ra là nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức tốt hơn, thích ứng hơn nhằm phục vụ hữu hiệu các chiến lược phát triển của Công ty trong tình hình mới.
2. Quy mô Công ty:
Là một doanh nghiệp kinh doanh và quản lý điện trên địa bàn rộng lớn toàn miền Bắc (trừ Hà nội, Ninh Bình, Hải dương) Công ty Điện lực I có quy mô lớn và phức tạp. Cơ cấu tổ chức của toàn Công ty nói chung và cơ quan Công ty nói riêng là cồng kềnh, và chính vì vậy phải đòi hỏi cơ quan Công ty phải có mức độ chuyên môn hoá cao và phân chia theo chức năng rõ ràng, tiêu chuẩn hoá cao. Hiện nay cơ quan Công ty đang thực hiện công tác quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 2002 nhằm xây dựng cơ cấu cơ quan Công ty thành một doanh nghiệp được chuẩn hoá cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
3. Đặc điểm về sản phẩm:
Điện là sản phẩm duy nhất của Công ty, Công ty sản cuất và bán điện cho toàn khhu vực miền Bắc. Điện là một loại hàng hoá đặc biệt, nó đặc biệt vì nó không thể dự trữ được mà chỉ có quy trình một chiều: Phát điện - Truyền tải điện năng – khách hàng dùng điện. Do vậy quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng diễn ra đồng thời. Một đặc điểm của sản phẩm điện năng là trong quá trình sản xuất cũng như tiêu dùng loại hàng hoá này luôn luôn có một lượng điện mất đi một cách vô ích. Phần điện năng tổn thất tương tự như tổn hao tự nhiên của một số loại hàng hoá khác, tổn thất điẹn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có hai nguyên nhân chính là: tổn thất điện năng do các yếu tố kỹ thuật (dây dẫn, chất lượng máy biến áp, cường độ dòng điện…) và tổn thất do quản lý không chặt chẽ dẫn đến tình trạng ăn cắp điện, dùng điện thẳng không qua đồng hồ. Ngoài ra điện còn là một loại hàng hoá thiết yếu của nền kinh tế Quốc dân, phục vụ cho