Kinh tế là một trong những công cụ được sử dụng trong nghệ thuật quản lý và quản trị nhân lực. Nó được coi là một trong những phương pháp mang tính gián tiếp. Sự tác động của công cụ kinh tế đến người lao động nhẹ
nhàng hơn là phương pháp hành chính nhưng trong những trường hợp nhất định tác động của nó đem lại hiệu quả cao hơn nếu biết sử dụng hợp lý. Trong một tổ chức nói chung và cơ quan Công ty Điện lực I nói riêng vấn đề lợi ích đối với người lao động bao giờ cũng là vấn đề nhạy cảm, người lao động lập tức phản ứng trước những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Do vậy, để hiệu quả công việc đạt đến mức mong muốn cũng là để cơ cấu tổ chức của Công ty hoạt động tốt thì giải pháp kinh tế là không thể thiếu.
Trong thực tế tại Công ty Điện lực I những quy tắc, quy chế lao động thường xuyên được áp dụng nhưng luôn có những vi phạm. Chính vì vậy bên cạnh những phương pháp hành chính ta cần áp dụng các phương pháp kinh tế. Ví dụ: để quản lý thời gian làm việc của từng nhân viên, phòng tổ chức kết hợp với phòng bảo vệ theo dõi từng ngày. Những nhân viên đi muộn, về sớm sẽ bị phòng bảo vệ ghi lại vào bảng báo cáo các nội dung như: ngày, giờ đi muộn, số lần đi muộn trong 1 tháng và gửi lên phòng tổ chức cán bộ để từ đó căn cứ vào số lần vi phạm trừ tiền lương tháng của nhân viên đó. Tương tự phương pháp kinh tế cũng được áp dụng đối với trường hợp như nghỉ không phép, bỏ vị trí làm việc đi làm việc tư…
Bên cạnh việc phạt bằng kinh tế, ta cần áp dụng thưỏng bằng kinh tế nhằm khuyến khích ngưòi lao động. Những người lao động có thành tích tốt, có đóng góp lâu năm cho sự phát triển của cơ quan Công ty Điện lực I ngoài việc được tuyên dương, nhận bằng khen cần phải có một chút ít vật chất nhất định. Tuỳ từng mức công mà có những mức thưởng khác nhau. Nhiều năm qua, cơ quan công ty rất chú trọng đến việc này, người lao động luôn được thưởng kịp thời và xứng đáng. Đây cũng là một trong những điểm cơ quan Công ty Điện lực I luôn được Tống công ty khen ngợi.