Bố cục và nội dung của Bộ dân luật Bắc Kì 1931

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc trưng cơ bản của bộ Dân luật Bắc Kì 1931 (Trang 35 - 38)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931

1.3. Bố cục và nội dung của Bộ dân luật Bắc Kì 1931

Ngày 28 tháng 8 năm 1930 thống sứ Bắc Kì lập một ban dự thảo Bộ Dân luật Bắc Kì 1931, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định ban hành Bộ Dân luật Bắc Kì thi hành trên toàn Bắc kì từ ngày 1 tháng 7 năm 1931.

Bộ dân luật Bắc Kì gồm có thiên đầu và bốn quyển, mỗi quyển lại được chia thành nhiều thiên, mỗi thiên lại được chia thành nhiều chương ngắn, tổng cộng có 1.455 điều.

- Thiên đầu, nêu các nguyên tắc cơ bản của dân luật như nguyên tắc công bố luật, nguyên tắc bất hồi tố, nguyên tắc bình đẳng, tự do cá nhân và tôn trọng quyền tư hữu...

- Quyển thứ nhất: Nói về người, bao gồm các quy định về quốc tịch, hộ tịch (khai sinh, khai tử, trú quán, thất tung - mất tích...), về hôn nhân và gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng, thừa kế;

- Quyển thứ hai: Nói về tài sản, bao gồm các quy định về phân biệt các tài sản (động sản và bất động sản), về quyền sở hữu, về các hình thức sở hữu, về quyền của chủ sở hữu, về chuyển dịch sở hữu...

- Quyển thứ ba: Nói về nghĩa vụ khế ước;

- Quyển thứ tư: Nói về cách viện chứng, bao gồm các quy định về cách thu nhận, đánh giá và viện dẫn các chứng cứ trong các vụ kiện dân sự.

Dù ở ba xứ Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì đều được ban hành ba bộ dân luật nhưng đáng chú ý hơn cả là Bộ Dân luật Bắc Kì, vì đây là Bộ luật phản ánh một phần các phong tục, tập quán của người Việt Nam, kỹ thuật lập pháp khá tinh vi, với cách thể hiện khá nôm na và dễ hiểu.

Kết luận chƣơng 1

Tư tưởng pháp luật truyền thống Việt Nam là sự thể hiện tiếp nối truyền thống tư tưởng của dân tộc được kết tinh hàng ngàn năm trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước. Còn tư tưởng pháp luật Pháp là tinh hoa tiên tiến của văn hóa nhân loại. Trên cơ sở những giá trị văn hoá truyền thống có sức sống mãnh liệt, có đặc sắc riêng của dân tộc, nhà lập pháp thời Pháp thuộc đã chắt lọc, tiếp thu và vận dụng và kết hợp với những điểm mới trong pháp luật phương Tây để xây dựng Bộ dân luật Bắc Kì 1931. Thế kỷ XIX, trong bối cảnh đất nước ta phải chịu ách đô hộ của thực dân Pháp,một đất nước có sự phát triển mạnh mẽ của chế độ tư bản chủ nghĩa, thì các nhà làm luật thời kì Pháp thuộc, trên cơ sở vẫn tiếp thu và giữ các giá trị tư tưởng truyền thống vì từng điều luật có trong thời kì phong kiến đều có chứa đựng nhiều giá trị quý báu về tư tưởng và kinh nghiệm lập pháp của cha ông ta trong việc nhìn nhận, đánh giá vị trí, vai trò của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Từ trong nhu cầu đô hộ cai trị dân tộc ta, và trong xu thế phát triển của thế giới mà nội dung của nó được quy định bởi các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội đã cho ra đời một bộ luật độc đáo không chỉ có những yếu tố thuần Việt mà còn có sự tiếp nhận những yếu tố nước ngoài đã được Việt hoá theo những tiêu chuẩn mà người Việt coi trọng.

Bộ dân luật Bắc Kì 1931 được xem là một trong những Bộ luật tiêu biểu của luật pháp Việt Nam thời thuộc Pháp. Khác với hai bộ Dân luật Trung Kì và Bộ Dân luật giản yếu Nam Kì, Bộ Dân luật Bắc Kì có nhiều chế định phù hợp và tiến bộ hơn khi kết hợp được rất hợp lí hai yếu tố tư tưởng pháp luật cổ truyền và tư tưởng pháp luật phương Tây. Điều này đã làm nên nét đặc trưng của bộ Luật này. Bởi khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, những nguyên tắc ứng xử của tư tưởng pháp luật phong kiến vẫn được chính quyền thực dân sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến đời sống dân sự. Và các nhà

làm luật cũng phải học tập những điểm mới từ tư tưởng pháp luật phương Tây để có thể theo kịp với xu thế của thời kì mới.

Dù cả ba Bộ luật, Bộ Dân luật Bắc Kì, Bộ luật dân sự Trung Kì và Bộ luật dân sự giản yếu Nam Kì đều để lại những thành tựu đáng kể trong quá trình xây dựng pháp luật về sau, Và mỗi Bộ luật lại phản ánh sự tiếp thu và kết hợp khác nhau của yếu tố pháp luật dân tộc và yếu tố ngoại bang theo từng mức độ nhưng bộ dân luật Bắc Kì 1931 được đánh giá là tiêu biểu nhất trong hệ thống pháp luật ở thời kì Pháp thuộc. Trong phạm vi luận văn thạc sĩ này, tôi chỉ xin dừng lại ở việc phân tích để làm rõ về đặc trưng cơ bản nhất của bộ luật này đó là “Sự kết hợp tư tưởng pháp luật phương Tây và tư tưởng pháp luật truyền thống Việt Nam - Đặc trưng cơ bản của Bộ Dân

Chƣơng 2

SỰ KẾT HỢP TƢ TƢỞNG PHÁP LUẬT PHƢƠNG TÂY VÀ TƢ TƢỞNG PHÁP LUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM -

ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc trưng cơ bản của bộ Dân luật Bắc Kì 1931 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)