- Áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ góp phần bảo vệ các bản
1.3.2. Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc với việc áp dụng phong tục, tập qn về hơn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số
qn về hơn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Từ thế kỷ XIX, chế độ phong kiến suy tàn và kết thúc bằng sự "khai hóa văn minh" của Thực dân Pháp xâm lược. Chúng thi hành "âm mưu chia
rẽ nhân dân các tộc người, lập ra đủ loại "xứ tự trị": "Nam Kỳ tự trị", "xứ Thái tự trị", "xứ Nùng tự trị", "Tây Nguyên tự trị"… gây nên những kỳ thị, hằn thù giữa các tộc người, giữa "lương" và giáo, dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam" [74, tr. 64].
Chính sách chia để trị của thực dân Pháp được thể hiện bằng việc ban hành ba bộ luật ở ba xứ Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Ở miền Bắc có BDLBK năm 1931; ở miền Trung có BDLTK năm 1936 và ở miền Nam có BDLGY năm 1883.
Cả ba bộ luật nói trên chỉ áp dụng riêng cho từng xứ Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Khơng có quy định riêng về áp dụng phong tục, tập quán đối với đồng bào dân tộc thiểu số mà chỉ quy định một cách chung chung việc thừa nhận các phong tục, tập quán trong trường hợp pháp luật khơng quy định "Khi
nào khơng có điều luật thi hành được, thì quan Thẩm phán xử theo tập quán phong tục, và nếu khơng có phong tục thì xử theo lẽ phải và sự cơng bằng, cũng là châm chước tục riêng, thói quen và tình ý của người đương sự" (Điều 4,
BDLBK). Tương tự như vậy, Điều 4 BDLTK cũng quy định: "Khi nào khơng
có điều luật dẫn dụng được, thời quan thẩm phán sẽ xử theo phong tục, nếu phong tục cũng khơng có, thời xử theo lẽ phải và sự cơng bằng, mà xử theo tục riêng, cùng thói quen và tình ý của người đương sự" hay tại Điều 10 BDLTK cũng quy định: "Phàm dân ta giao ước với nhau sự gì mà trái với
Như vậy, người Pháp mặc nhiên thừa nhận các phong tục, tập quán của dân ta. Điều này cũng nhằm tạo ra sự "hợp tình, hợp lý" trong cách giải quyết cho các bên đương sự, hạn chế sự phản kháng từ phía người dân, tạo ra sự cai trị dễ dàng, thuận lợi hơn cho thực dân pháp. Việc thừa nhận các phong tục, tập quán được thể hiện rõ nét qua các quy định về bổ sung, cải chính hộ tịch: "Khi nào việc sinh, tử, giá thú không khai đúng trong kỳ hạn luật đã định
thì Hộ lại khơng được tự tiện thu nhận sự khai quá hạn, nhưng hộ lại phải trình sự làm qn khơng khai ấy với quan Hành chính sở tại; quan Hành chính sẽ điều tra ngay để kiểm xét xem sự sinh, tử có đích thực khơng, hoặc sự giá thú có làm theo đúng tục lệ khơng..." (Điều 42, BDLBK). Khi đề cập
đến tư cách cần thiết về sự kết hôn cả BDLBK và BDLTK đều nghiêm cấm kết hôn theo tục "nối dây", đó là cấm kết hơn giữa chị dâu với em chồng, giữa em dâu với anh chồng (Điều 74). Trong quy định về tài sản của vợ chồng có thừa nhận sự thỏa thuận về tài sản theo phong tục mà pháp luật không can thiệp "Về đường tài sản của vợ chồng chỉ khi nào vợ chồng khơng có tùy ý lập
ước riêng với nhau thời pháp luật không can thiệp đến; lời ước riêng ấy cốt khơng trái với phong hóa và không trái với quyền lợi của người chồng, là người chủ trương gia thất" (Điều 102, BDLTK).
Có thể nói, sự quy định trong các bộ dân luật nhằm hướng tới sự cai trị phù hợp với từng vùng của Thực dân pháp, áp dụng cho cả người Việt lẫn người Thượng (chỉ chung các dân tộc miền núi). Trên thực tế, ở những vùng miền núi, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, thực dân pháp vẫn có chính sách cai trị riêng. Ở những vùng này, Thực dân pháp sớm nhìn thấy những lợi thế trong việc sử dụng phong tục, tập quán phục vụ cho chính sách cai trị của mình. Do vậy, chính quyền thực dân mặc nhiên thừa nhận phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các hủ tục lạc hậu. Sự thừa nhận đó chủ yếu phục vụ cho chính sách "ngu dân" để dễ bề cai trị đồng thời ngăn chặn hoạt động của các tổ chức cứu quốc Việt Nam vẫn lập căn cứ kháng Pháp trên vùng thượng. Để phục vụ cho chính sách cai trị của mình, thực dân Pháp còn thành lập ở nơi này các "tịa án phong tục". "Các
làng bn Ê Đê cũng như làng buôn của các dân tộc khác: M’nông, Giarai, Bana, Xơđăng, Cơho, Mạ, v.v… ở Trường Sơn - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, tồn tại một hình thức "Tịa án phong tục" [64, tr. 141].
Mục đích của việc thành lập các Tịa án phong tục của thực dân Pháp là để đưa những người có uy tín trong các bn làng thơng thuộc phong tục, tập quán ở địa phương để họ đứng ra giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong làng, bản đó. Người pháp phó mặc để cho các phong tục, tập quán phát huy hiệu lực, đặc biệt là các phong tục, tập quán lạc hậu.
Tóm lại, để phục vụ cho chính sách "chia để trị", thực dân Pháp mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của các phong tục, tập quán (chủ yếu là những phong tục, tập quán lạc hậu, mang màu sắc mê tín, dị đoan) ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, thời kỳ này các phong tục, tập quán dường như khơng được "khai hóa", những hủ tục lạc hậu lại có dịp trỗi dậy và chiếm ưu thế trong đời sống đồng bào các dân tộc. Các phong tục, tập quán tiến bộ thì bị hạn chế và dần mất đi cùng với việc thi hành chính sách "ngu dân" của thực dân pháp.