Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành pháp luật, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 98 - 100)

- Áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ góp phần bảo vệ các bản

3.3.2.1. Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành pháp luật, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số

pháp luật, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số

Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đội ngũ cán bộ của các cơ quan tư pháp nói chung được Bộ Chính trị đánh giá:

…Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp cịn thiếu; trình

độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ cịn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn cịn tình trạng oan, sai… Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu… [2, tr. 1].

Đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, cơ cấu thành phần và chất lượng đội ngũ cán bộ ở các địa bàn này còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là ở cấp xã. Chính vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay ở cấp xã là:

Phải nâng cao chất lượng cán bộ, bao gồm cả trình độ văn hóa, trình độ quản lý, năng lực điều hành cơng việc nói chung, cơ cấu tổ chức mà chủ yếu là cơ cấu bố trí cán bộ, số lượng, chất lượng cán bộ ở các xã miền núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số trước đòi hỏi của việc triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở đang đặt ra hàng loạt vấn đề mà các ngành, các cấp cần quan tâm giải quyết khơng chỉ trước mắt mà cịn lâu dài [57, tr. 21-22].

Để đồng bào các dân tộc thiểu số hiểu và thực hiện xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp phù hợp với những quy định của pháp luật, địi hỏi phải có đội ngũ cán bộ am hiểu pháp luật, nắm vững đặc điểm của các dân tộc.

Chính vì vậy, việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở cấp xã là vấn đề cần thiết vì:

Đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở là người hiểu dân, hiểu đặc điểm tình hình, phong tục, tập quán của địa phương. Họ là cầu nối giữa quần chúng với Đảng và Nhà nước. Cần phải trang bị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở những kiến thức pháp luật cần thiết qua các đợt tập huấn, qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng [22, tr. 145].

Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ đồng bộ ở cấp xã, cần:

- Tiến hành khảo sát, rà soát lại cơ cấu, thành phần cán bộ, đặc biệt phải chú trọng đến đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số về trình độ, năng lực, phẩm chất. Qua đó, để có kế hoạch đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung và cán bộ tư pháp - hộ tịch nói riêng có đủ năng lực, phẩm chất. Đồng thời, có chế độ, chính sách đãi ngộ, phụ cấp hợp lý cho cán bộ làm công tác thi hành pháp luật.

- Cần có chương trình, kế hoạch tuyển chọn những người có đức, có trình độ chuyên môn và năng lực tổ chức đi đào tạo về chuyên ngành luật (trung cấp luật, tại chức luật nhằm cập nhật và trang bị kiến thức pháp luật một cách hệ thống). Đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển. Đối với khu vực miền núi có đặc thù cần tính đến, đó là những người được tuyển chọn này cần phải biết hai thứ tiếng: tiếng Việt (tiếng phổ thông) và tiếng dân tộc nơi công tác. Để khi đào tạo xong, họ có thể về phục vụ tại địa phương mình.

Bên cạnh đó, để hình thành đội ngũ cán bộ làm cơng tác thi hành pháp luật ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, có trình độ, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để có thể thu hút đội ngũ trí thức trẻ vừa ra trường

lên cơng tác tại những vùng này. Vì hàng năm số lượng sinh viên ra trường là rất lớn, nhưng số sinh viên xin được việc làm khơng phải là nhiều vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy:

Tốt nhất cần ràng buộc họ bởi hợp đồng xóa các khoản vay của sinh viên trong q trình hỗ trợ học tập. Bởi, khơng ít sinh viên nghèo, khó khăn trong chi phí học hành rất cần nguồn hỗ trợ từ phía Nhà nước. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên nào muốn xóa các khoản vay trên thì chấp nhận cơng tác tại địa phương miền núi trong thời hạn từ 3 năm đến 5 năm và được hưởng nguyên lương cũng như chế độ ưu đãi hiện hành. Với cách làm như vậy, sẽ có một đội ngũ sinh viên sau khi tốt nghiệp chấp nhận công tác tại địa phương miền núi. Mặt khác, Nhà nước cũng sẽ không cần bỏ ra khoản tiền lớn để đào tạo, nâng cao năng lực công tác cho cán bộ, công chức mà chất lượng chưa chắc đã đảm bảo [55, tr. 13].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)