Việc áp dụng phong tục, tập qn về hơn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải phù hợp với đƣờng lối, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 86 - 89)

- Áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ góp phần bảo vệ các bản

3.2.1. Việc áp dụng phong tục, tập qn về hơn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải phù hợp với đƣờng lối, chính sách

đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải phù hợp với đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề cập đến vấn đề:

…Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia

đình. Giảm tốc độ tăng dân số. Tiếp tục duy trì kế hoạch giảm sinh và giữ mức sinh thay thế, bảo đảm quy mô và cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số. Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những địi hỏi của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là mơi trường quan trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…; Quan tâm vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Đồng thời phát huy tiềm năng trí tuệ và các nguồn lực vật chất trong nhân dân, của toàn xã hội để cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội và chăm lo phát triển các dịch vụ công cộng [3, tr. 103; 104; 105].

Điều 64 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) đã quy định những nguyên tắc rất cơ bản về HN&GĐ. Luật HN&GĐ năm 2000 đã cụ thể hóa những nguyên tắc cơ bản về HN&GĐ của Hiến pháp 1992, xây dựng những nguyên tắc của chế độ HN&GĐ, đó là những nguyên tắc đã được ghi nhận tại Điều 2 Luật HN&GĐ:

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2. Hơn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi được tơn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

4. Cha mẹ có nghĩa vụ ni dạy con thành cơng dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ơng bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.

5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.

6. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

Cùng với những nguyên tắc được quy định trong Luật HN&GĐ, pháp luật cũng ghi nhận việc áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ là một nguyên tắc để đảm bảo có hiệu quả hơn việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm chủ thể đặc thù là đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, những phong tục, tập quán khi được áp dụng, đòi hỏi phải phù hợp với những nguyên tắc khác trong Luật HN&GĐ như nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, nam nữ có quyền tự do kết hơn, tự do lựa chọn người bạn đời "Nam nữ tự do tìm hiểu, tự do lựa chọn người bạn đời"… Các nguyên tắc này là sự

bổ sung, hỗ trợ và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Việc phải tuân thủ các nguyên tắc này là yêu cầu bắt buộc nhằm thực hiện nhiệm vụ của Luật HN&GĐ, đó là:

Góp phần xây dựng, hồn thiện và bảo vệ chế độ hơn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững (Điều 1).

Tuy nhiên, trên thực tế để việc áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số khả thi, hiệu quả, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với những nguyên tắc chung của chế độ HN&GĐ không phải là điều đơn giản

"Vùng núi, vùng sâu, vùng xa đơi lúc cịn bị lệ thuộc bởi những phong tục tập quán lạc hậu nên những quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình hình như chưa hiển hiện ở đây" [38, tr. 2]. Chính vì vậy, việc áp dụng phong tục,

tập qn về HN&GĐ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số chưa đạt được nhiệm vụ, yêu cầu của Luật HN&GĐ nói chung là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Để việc áp dụng phong tục, tập quán đối với đồng bào dân tộc thiểu số khả thi, hiệu quả, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ cần:

- Rà soát lại những phong tục, tập quán tồn tại phổ biến trong đời sống hôn nhân của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó, có sự đánh giá, so sánh với pháp luật hiện hành trong quy định về việc áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tìm ra sự phù hợp cũng như những điểm còn bất hợp lý, chưa chính xác trong những quy định của pháp luật. Qua đó, xây dựng kế hoạch sửa đổi, bổ sung các văn bản Luật khả thi, đem lại hiệu quả áp dụng cao hơn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về HN&GĐ, để đồng bào dân tộc thiểu số có sự hiểu biết nhất định về những quy

định của pháp luật HN&GĐ. Qua đó, có sự vận động, khuyến khích đồng bào xóa bỏ những phong tục, tập quán lỗi thời, lạc hậu, kìm hãm, cản trở việc xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, bình đẳng trong đời sống hơn nhân của đồng bào các dân tộc thiểu số, "…phải coi việc tuyên truyền, thuyết phục bà con tin theo cái hay,

cái đẹp của chế độ hôn nhân và gia đình mới mà tuân theo…" [54, tr. 52].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)