Đối với người bị hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương trong giai đoạn điều tra, truy tố vụ án hình sự từ thực tiễn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 86 - 92)

2.7. Tồn tại và nguyên nhân

2.7.3. Đối với người bị hại

Đối với người bị hại là người chưa thành niên: Khi lấy lời khai cần có mặt người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Mặc dù đã thông báo trước thời gian và địa điểm lấy lời khai cho họ trong thời gian mà pháp luật quy định nhưng vì nhiều lý do như bận công việc, gia đình, không thể hẹn gặp tất cả những người này cùng một lúc và phải hẹn lại sang thời điểm khác, một phần gây ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án.

Đối với phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các tội xâm hại tình dục: Trên thực tế, có những vụ việc người bị hại có thai sau khi bị xâm hại tình dục, nên để có căn cứ giải quyết vụ việc, cần phải chờ người bị hại sinh con để giám định ADN nhằm làm rõ đứa trẻ được sinh ra có phải là con của người có hành vi phạm tội hay không, để làm rõ hành vi xâm hại tình dục có để lại hậu quả hay không. Tuy nhiên việc phải chờ đợi đến khi đứa trẻ được sinh ra dẫn đến vụ việc bị kéo dài thời gian giải quyết, phải tạm đình chỉ giải quyết tin báo. Có trường hợp sau khi người bị hại sinh con thì gia đình bị hại lại không muốn xử lý người có hành vi phạm tội nữa mà muốn người bị tố giác chăm sóc cho người bị hại và con của họ, từ đó đã có những hành vi không hợp tác gây cản trở cho các cơ quan tiến hành tố tụng, không cho đưa đứa bé đi giám

định ADN để xác định có phải là con của người bị tố giác hay không. Như vậy gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ việc.

Đối với một số vụ việc cố ý gây thương tích có tính chất phức tạp xảy ra trong phạm vi gia đình, họ hàng, làng xóm, việc mời người làm chứng đến CQĐT để làm việc cũng rất khó khăn do tâm lí lo sợ bị liên lụy, làm mất tình cảm anh em, bạn bè, hàng xóm láng giềng,… Một số người làm chứng còn thay đổi lời khai so với lời khai trước để bảo vệ người bị hại hoặc người phạm tội gây khó khăn cho việc xác định sự thật của vụ án, kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cả bị can và người bị hại.

Nguyên nhân của những tồn tại trên

* Đối với việc tạm giữ, tạm giam

Thứ nhất, vào thời điểm trước khi Nhà tạm giữ được xây dựng lại

(trước năm 2019), tình hình tội phạm trên địa bàn huyện diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng các loại tội phạm mới, số lượng người bị bắt, tạm giữ, tạm giam năm sau tăng hơn năm trước trong khi điều kiện cơ sở vật chất nơi giam, giữ chưa đáp ứng đủ với quy mô và yêu cầu quản lý giam giữ. Chất lượng buồng giam, giữ tại nhà tạm giữ xuống cấp, hư hỏng không đáp ứng được yêu cầu quản lý giam giữ trong tình hình mới [39]. Nhà tạm giữ vẫn luôn bảo đảm việc giam giữ riêng những người bị tạm giữ, tạm giam theo từng diện người bị tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên, do hạn chế về số lượng buồng giam, giữ nên có những thời điểm có quá đông người bị giam giữ, số lượng buồng giam giữ không đáp ứng được nên Nhà tạm giữ phải giam, giữ chung những người phạm tội trong cùng một vụ án.

Thứ hai, do kinh phí có hạn nên Nhà tạm giữ với số lượng phòng dành

cho việc lấy lời khai, hỏi cung còn hạn chế và chưa được lắp đặt camera nên chưa đảm bảo được quyền của người bị tạm giữ, tạm giam trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung không bị mớm cung, ép cung, đánh đập,... gây khó khăn

Thứ ba, biên chế cán bộ làm công tác quản lý tạm giữ, tạm giam vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên môn. Hiện tại đội thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có tổng số 27 đồng chí, nhưng trong đó có chỉ có 03 cán bộ, chiến sỹ được đào tạo theo chuyên ngành tạm giam, tạm giữ. Như vậy, với số lượng cán bộ chiến sỹ làm công tác tạm giữ tạm giam như vậy hiện tương đối đảm bảo cho công tác tạm giữ, tạm giam đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên vào thời điểm có nhiều người bị tạm giữ, tạm giam thì với số biên chế như vậy vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của khâu công tác này [39].

Với nhu cầu cấp thiết nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền con người trong tạm giữ, tạm giam, theo tinh thần của Hiến pháp, BLTTHS và LTHTGTG hiện hành, Công an huyện Thường Tín đã đề nghị xin cấp kinh phí sửa chữa nhà tạm giữ để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Đến tháng 1/2019, Nhà tạm giữ mới đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Nhà tạm giữ mới được thiết kế xây dựng trong một tòa nhà nhà 3 tầng với lưu lượng tạm giam, tạm giữ là 60 đối tượng trên diện tích khoảng 420 m2, có tổng số 16 camera đã lắp đặt để kiểm soát an ninh bao gồm khu vực cửa ra vào và 11 buồng giam giữ tại tầng 2, nằm trong khuôn viên trụ sở Công an huyện Thường Tín thuộc địa bàn thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội để đảm bảo về chế độ giam giữ đối với người bị tạm giữ, tạm giam [39]. Với việc nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật như vậy, trong thời gian tới, việc bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam sẽ ngày càng được bảo đảm hơn, đặc biệt là về chế độ ăn, ở cho người bị tạm giữ, tạm giam.

* Đối với các trường hợp khác

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong việc bảo đảm quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương trong quá trình giải quyết vụ án là do nhận thức, trình độ hiểu biết về pháp luật của họ còn thấp nên không biết hoặc không thể tự bảo vệ quyền con người của mình khi tham

gia vào quá trình tố tụng. Có một số trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam bị xâm phạm về quyền mà họ không nhận biết được.

Về việc khó khăn trong xác định tuổi của người chưa thành niên: Ủy ban nhân dân các cấp chưa quan tâm đúng mức, thiếu kiểm tra công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu; việc cấp giấy khai sinh còn lỏng lẻo dẫn đến vi phạm. Cán bộ làm công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu chưa thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, việc lập hồ sơ hộ tịch, hộ khẩu trình cấp có thẩm quyền quyết định chưa đầy đủ thủ tục và nội dung dẫn đến vi phạm. Do đó đã gây khó khăn cho CQĐT trong việc thu thập tài liệu xác định tuổi của người bị hại và người bị buộc tội dưới 18 tuổi, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án.

Đối với việc lấy lời khai của người bị hại, do diễn biến tậm lý của người bị hại thay đổi theo thời gian, nhiều vụ việc lúc đầu người bị hại gây áp lực cho CQĐT đẩy nhanh tiến độ điều tra muốn xử lý nhanh người thực hiện tội phạm, tuy nhiên, khi có người đứng ra hòa giải, người bị hại nhận được bồi thường thiệt hại rồi lại không khai báo hoặc giảm bớt một số tình tiết quan trọng trong vụ án so với lời khai ban đầu với lý do không nhớ rõ hay nhớ nhầm, gây khó khăn cho hoạt động điều tra.

Nhiều vụ án có đông người bị hại, người làm chứng, mỗi người ở một nơi khác nhau không thuộc địa bàn huyện hay thành phố Hà Nội, trong giai đoạn lấy lời khai ban đầu họ rất hợp tác với CQĐT. Tuy nhiên quá trình điều tra, họ trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, có người vào miền nam, miền trung. Khi CQĐT gửi giấy mời đến làm việc thì họ không đến nữa hoặc không đến kịp, gây ảnh hưởng đến tiến độ điều tra, kéo dài thời gian điều tra, ảnh hưởng đến quyền con người của người bị buộc tội [38].

Tổng thời hạn tạm giam theo BLTTHS hiện hành còn bị thu hẹp hơn so với quy định định về thời hạn tạm giam trước đây, chênh lệch quá lớn với tổng thời hạn điều tra cũng gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.

Việc tham gia của người bào chữa hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại vào quá trình TTHS chưa được coi trọng và còn vai trò của họ còn mờ nhạt và thiếu hiệu quả.

Một số quy định của BLTTHS còn mang tính hình thức, khó thực hiện hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau mà chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc áp dụng chưa thống nhất.

Số lượng cán bộ, ĐTV, KSV còn thiếu dẫn đến việc phải kiêm nhiệm nhiều khâu công tác, trong khi số lượng án hình sự xảy ra trên địa bàn huyện ngày càng tăng, dẫn đến nhiều vụ án phức tạp còn phải gia hạn thời hạn điều tra.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên đây là thực trạng bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương trong giai đoạn điều tra, truy tố VAHS tại địa bàn huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội. Việc bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, nhất là sau khi Hiến pháp 2013 ra đời và từ thời điểm BLHS, BLTTHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực và đi vào thực tiễn. Có thể thấy rõ nhất là kết quả đạt được trong công tác tạm giữ, tạm giam, bảo đảm quyền của người chưa thành niên,... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số những hạn chế, tồn tại như trong việc bảo đảm quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện, quyền được hưởng mức sống thích đáng của người bị tạm giữ, tạm giam, quyền được bào chữa của người bị buộc tội,... Do vậy, cần có những giải pháp nhằm nâng cao hơn hiệu quả bảo vệ quyền con người của các nhóm dễ bị tổn thương trong quá trình họ tham gia TTHS.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA CÁC NHÓM DỄ BỊ TỔN THƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA,

TRUY TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương trong giai đoạn điều tra, truy tố vụ án hình sự từ thực tiễn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)