5. Cơ cấu của luận văn
2.2. Các trƣờng hợp ly hôn
2.2.2. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân (chỉ có vợ hoặc chồng làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết cho họ được ly hôn).
Bên cạnh những trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn, còn có nhiều trường hợp việc ly hôn chỉ xuất phát từ ý chí của một bên vợ hoặc chồng mà không có sự thuận tình của bên kia vì những lý do khác nhau: do không nhận thức được mâu thuẫn giữa vợ chồng đã sâu sắc, trầm trọng, quan hệ hôn nhân đã tan vỡ hoặc có thể nhận thức được nhưng vẫn không muốn ly hôn vì động cơ nào đó như: quyền lợi con cái, danh dự, uy tín cá nhân, muốn cứu vãn hạnh phúc gia đình hoặc cũng có thể muốn gây khó khăn cho bên kia, coi đó là áp lực, là điều kiện trong quá trình ly hôn… Về nguyên tắc, Toà án chỉ xét xử cho ly hôn nếu xét thấy quan hệ vợ chồng đã ở vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Như vậy, xét về bản chất, giải quyết ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn hoặc một bên vợ, chồng yêu cầu là giống nhau.
Toà án chỉ quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc xử cho ly hôn (trong trường hợp một bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn) khi quan hệ hôn nhân đã tan vỡ, mâu thuẫn vợ chồng đã sâu sắc, trầm trọng, tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mục đích của hôn nhân đã không đạt được. Bản án hoặc quyết định ly hôn của Toà án khi có hiệu lực pháp luật đều là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Khi giải quyết ly hôn, Toà án không dựa trên cơ sở sự yêu cầu cũng như lỗi của vợ chồng để tuyên bố cho ly hôn mà phải xác định được thực trạng của quan hệ hôn nhân, phải áp dụng căn cứ ly hôn một cách chính xác mới là giải pháp nhằm củng cố các quan hệ gia đình trên cơ sở mới, theo chiều hướng tích cực.
Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu ly hôn không rút đơn
yêu cầu ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Sau mười lăm ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ, chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như VKS không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành và quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo, VKS không có quyền kháng nghị. Nếu Toà án hoà giải đoàn tụ không thành thì lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành và mở phiên toà xét xử theo thủ tục chung. Toà án quyết định cho vợ chồng ly hôn nếu có đủ căn cứ ly hôn theo qui định của pháp luật. Nếu không đủ căn cứ để quyết định cho vợ chồng ly hôn thì Toà án bác yêu cầu ly hôn của vợ, chồng. Người có đơn yêu cầu ly hôn mà bị Toà án bác đơn thì sau một năm kể từ ngày quyết định bác đơn ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới có quyền yêu cầu ly hôn.
Nhìn chung, qua việc giải quyết các yêu cầu ly hôn cho thấy quan hệ vợ chồng đã có những mâu thuẫn trầm trọng và các bên không thể tiếp tục chung sống với nhau được nữa, một bên không yêu cầu ly hôn chỉ vì không nhận thức và đánh giá đúng thực chất của quan hệ vợ chồng hoặc có thể đã đánh giá và nhận thức đúng quan hệ vợ chồng nhưng không muốn ly hôn vì một động cơ nào đó. Trong các trường hợp này Toà án xét xử chỉ căn cứ vào thực chất quan hệ vợ chồng. Do đó, dù bên không làm đơn yêu cầu ly hôn không đồng ý ly hôn, Toà án vẫn có thể quyết định cho vợ chồng ly hôn khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Ví dụ: vợ chồng đã mâu thuẫn trầm trọng nhưng chỉ có chồng yêu cầu ly hôn còn vợ thì không đồng ý ly hôn vì muốn “giam chân” chồng, để chồng không thể kết hôn với người khác. Trong trường hợp này Toà án có thể chấp nhận yêu cầu ly hôn của chồng.
Tóm lại, về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ năm 2000 đã đáp ứng được yêu cầu về nội dung và kỹ thuật lập pháp khi quy định vấn đề này đã quy định thành ba điều luật riêng (Điều 89, Điều 90 và Điều 91). Đặc biệt, Điều 89 với tiêu đề “Căn cứ cho ly hôn ”, bao gồm căn
cứ chung: “Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn” và còn qui định căn cứ ly hôn cụ thể khi “người vợ hoặc người chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”. Quy định về nội dung căn cứ ly hôn tại một điều luật riêng đã thống nhất cách hiểu và vận dụng pháp luật một cách thuận lợi. Căn cứ ly hôn này áp dụng cho các trường hợp ly hôn theo luật định: trường hợp thuận tình ly hôn và ly hôn do một bên vợ, chồng yêu cầu; hoặc vợ, chồng yêu cầu ly hôn với những nguyên nhân, lý do cụ thể (ngoại tình, không có con, tính tình không hợp, mâu thuẫn gia đình…) khi quyết định Toà án cần phải quán triệt áp dụng căn cứ ly hôn thật chính xác. Điều 89 Luật HN & GĐ năm 2000 với nội dung cụ thể hơn khi định lượng các tiêu chí để Toà án quyết định công nhận thuận tình ly hôn.