5. Cơ cấu của luận văn
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
3.2.2. Cần quy định trình tự và thủ tục cho công tác hoà giải
Điều 86 Luật HN & GĐ năm 2000 quy định: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải cơ sở khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn, việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải cơ sở”. Trừ một số trường hợp không hoà giải ở cơ sở khi có đơn yêu cầu ly hôn như: một bên bị Toà án tuyên bố mất tích, một bên bị kết án về tội đánh đập, hành hạ ngược đãi nghiêm trọng đối với bên có đơn yêu cầu. Còn hầu hết các trường hợp cần
đến sự hoà giải. Có thể nói hoà giải việc ly hôn của vợ chồng ở cơ sở có vai trò, tác dụng quan trọng trong việc đoàn tụ gia đình, củng cố gia đình vững chắc vì tổ hoà giải không phải là tổ chức chính quyền mà là tổ chức quần chúng của nhân dân, do dân cử ra và được thành lập theo đơn vị xã, phường, tổ dân phố, cụm dân cư… có số lượng thành viên rất phong phú về giới tính, cơ cấu xã hội. Đại diện tổ dân phố, chi bộ, hội phụ nữ… Do vậy, việc điều tra, tìm hiểu những mâu thuẫn vợ chồng và đánh giá về hiện trạng hôn nhân mang tính khách quan hơn, nắm bắt được bản chất của vấn đề, kịp thời có cách thức hoà giải phù hợp. Hoà giải kéo vợ chồng từ chỗ nhìn nhận sai lệch đi đến thông cảm, bỏ qua cho nhau, tha thứ để trở về đoàn tụ với gia đình. Hoà giải cơ sở đã giúp cho rất nhiều cặp vợ chồng muốn ly hôn quay trở lại đoàn tụ mà không phải gõ cửa Toà án với những thủ tục chặt chẽ, phức tạp. Có thể nói hoà giải cơ sở là một biện pháp rất cần thiết do vậy pháp luật cần phải có những quy định cụ thể về công tác hoà giải ở cơ sở về trách nhiệm của cán bộ làm công tác hoà giải để phát huy cao hơn nữa vai trò của hoạt động hoà giải cơ sở. Đây cũng là một truyền thống tốt đẹp của xã hội ta trong bao năm qua, nhưng Luật HN & GĐ năm 2000 chỉ khuyến khích hoà giải ở cơ sở là không phát huy hết được tác dụng của hoà giải ở cơ sở. Theo chúng tôi, cần nghiên cứu, sửa đổi Điều 86 của Luật HN & GĐ năm 2000 theo hướng vừa khuyến khích, vừa bắt buộc hoà giải việc ly hôn của vợ chồng ở cơ sở. Chúng ta có thể khuyến khích hoà giải đoàn tụ trong trường hơp thuận tình ly hôn còn trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên thì nên bắt buộc phải qua hoà giải ở cơ sở trước khi khởi kiện ra Toà án cũng như cần quy định trình tự tiến hành hoà giải cơ sở, để thủ tục này phát huy tác dụng thực sự của nó trên thực tế.
Khác với hoà giải ở cơ sở, hoà giải ở Toà án là một thủ tục bắt buộc giải quyết tranh chấp nói chung và ly hôn nói riêng. Điều 88 Luật HN & GĐ năm 2000 quy định: “Khi có yêu cầu xin ly hôn, thì vợ chồng phải trải qua
bước hoà giải ở Toà án, đây là thủ tục bắt buộc”. Hoà giải ở Toà án người thứ ba làm trung gian hoà giải giúp các bên đạt được sự thoả thuận, chấm dứt các tranh chấp bất đồng là Thẩm phán - người chịu trách nhiệm trực tiếp giải quyết vụ án. Nếu hoà giải thành sẽ giảm bớt công sức, tiền bạc của đương sự, của Nhà nước đảm bảo sự đoàn kết nhất trí của vợ chồng, nâng cao hiểu biết pháp luật. Ngay cả khi hoà giải không thành thì cũng là một lần Toà án nắm vững nội dung vụ án, phục vụ cho quá trình xét xử sau này. Các án kiện về ly hôn rất phức tạp, nó đòi hỏi người Thẩm phán phải nắm vững pháp luật thật nhuần nhuyễn phải có kiến thức xã hội phong phú, sâu sắc, có phương pháp hoà giải tốt và một nội dung quan trọng nữa là cái tâm của người Thẩm phán. Để thu được kết quả cao nhất trước khi hoà giải, Toà án phải tiến hành điều tra khi tìm được đúng thực chất của vấn đề thì sẽ tìm được hướng hoà giải thành công từ đó việc xét xử của Toà án sẽ giảm dần, hạn chế được số vụ án ly hôn. Do đó, luật cũng cần phải quy định rõ hơn nữa về thủ tục hoà giải ở Toà án về cách thức hoà giải, số lần tiến hành hoà giải để nó thực sự phát huy hiệu quả.