Cần nâng cao hiệu quả xét xử của Toà án đối với các vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 85 - 86)

5. Cơ cấu của luận văn

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

3.2.4. Cần nâng cao hiệu quả xét xử của Toà án đối với các vụ

Xây dựng được một văn bản pháp luật tốt chưa đủ mà cần phải áp dụng đúng pháp luật. Do đó, cần thiết có những cán bộ xét xử có trình độ chuyên môn cao. Biện pháp này thực chất là hạn chế việc giải quyết các vụ án ly hôn không đúng pháp luật. Để đảm bảo nâng cao trình độ xét xử, điều trước tiên phải chú trọng đến chất lượng Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử. Các án kiện về ly hôn rất phức tạp, nó đòi hỏi Thẩm phán - người trực tiếp điều khiển buổi xét xử phải là người có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức pháp luật vững chắc. Đối với vụ án ly hôn, Thẩm phán phải sử dụng các kỹ năng nhất định khi tiến hành xét xử. Việc xác định căn cứ ly hôn là việc quan trọng, người Thẩm phán phải có cái nhìn chính xác để nắm vững nội dung vụ án phục vụ cho việc xét xử. Nhiều sự việc về HN & GĐ không dễ phơi bầy ra trước phiên toà, sự khéo léo tinh tế của người Thẩm phán khi tiếp xúc với đương sự là một điều cần thiết, để tìm ra được tính chất của vụ án, loại bỏ ly hôn giả tạo.

Nhiều người cho rằng quy định căn cứ ly hôn như hiện nay rất khó áp dụng trên thực tế. Theo chúng tôi, không phải nó khó áp dụng vì căn cứ chung chung mà cái chính là việc áp dụng căn cứ ly hôn thế nào cho đúng với từng

trường hợp cụ thể. Hiểu và đánh giá như thế nào là quan hệ vợ chồng đó đã ở vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” để Toà án xét xử cho ly hôn, điều này phụ thuộc nhiều vào năng lực, trách nhiệm của cán bộ xét xử. Bằng niềm tin nội tâm của người Thẩm phán qua các thủ tục điều tra hoà giải mà nắm được thực trạng đời sống vợ chồng như thế nào, mâu thuẫn đã sâu sắc chưa, tình cảm yêu thương vợ chồng còn hay hết, mục đích cuộc hôn nhân nhằm xây dựng những gia đình - tế bào tốt đẹp cho xã hội có đạt được hay không. Do đó thủ tục điều tra hoà giải có tầm quan trọng đặc biệt đối với các án kiện ly hôn, qua đó để Toà án nắm bắt được thực trạng đời sống tình cảm, hoàn cảnh của vợ chồng như thế nào để có đường lối giải quyết đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)