Khái niệm nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở việt nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 43 - 45)

Khái niệm NHCN tại các quốc gia khác nhau thường được hiểu theo những nghĩa khác nhau. Tại Mỹ, không phải bất kỳ ai tuân thủ các điều kiện đặt ra đều có thể sử dụng NHCN, mà chỉ chủ sở hữu NHCN mới được quyền sử dụng NHCN đó.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an tồn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu [30].

Theo quy định trên, NHCN là nhãn hiệu được cấp cho các tổ chức có chức năng kiểm sốt, chứng nhận chất lượng, đặc tính,… của hàng hóa, dịch vụ sau đó tổ chức này có quyền cấp phép sử dụng cho bất kỳ chủ thể sản xuất kinh doanh nào nếu họ đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu NHCN đặt ra.

Khác với nhãn hiệu thông thường, NHCN được sử dụng thơng qua việc sử dụng của chính các tổ chức cá nhân đáp ứng được các điều kiện đề ra trong quy chế sử dụng NHCN, chứ bản thân chủ sở hữu NHCN lại không trực tiếp sử dụng nó. Việc sử dụng này được thể hiện thơng qua việc các tổ chức cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu, gắn NHCN lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, các phương tiện giao dịch, kinh doanh hoặc thông qua việc lưu giữ, tàng trữ, quảng cáo để bán các hàng hóa, hoặc cung ứng các dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Các tổ chức, cá nhân sử dụng NHCN có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm chỉnh quy chế sử dụng NHCN. Mặt khác, chủ sở hữu NHCN cũng phải có nghĩa vụ tuân thủ các qui định của quy chế sử dụng NHCN khi thực hiện chức năng chứng nhận đồng thời, có nghĩa vụ kiểm sốt việc tn thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân tổ chức có quyền sử dụng NHCN tương ứng.

Như vậy, có thể đưa ra khái niệm khái quát về NHCN như sau: NHCN là nhãn hiệu được cấp cho tổ chức có chức năng chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an tồn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Tổ chức này sẽ cấp phép sử dụng nhãn

hiệu cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện đã đề ra và kiểm tra, giám sát việc sử dụng nhãn hiệu của các tổ chức cá nhân đó.

Ví dụ: Nhãn hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng

bình chọn và hình" do Báo Sài Gịn tiếp thị đăng ký là một trong những

NHCN đầu tiên được cấp văn bằng bảo hộ số 124661 năm 2009. Hay như nhãn hiệu "BA VI COWS MILK Sữa Bị Ba Vì và hình" là NHCN do Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì đăng ký và đã được cấp văn bằng bảo hộ năm 2009.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở việt nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)