Hiện nay, có rất nhiều điều ước quốc tế quan trọng điều chỉnh về lĩnh vực SHTT nói chung và việc bảo hộ nhãn hiệu nói riêng.
Đầu tiên và quan trọng nhất có thể kể đến Cơng ước Pari 1883 về bảo hộ quyền SHCN. Đây là công ước nền tảng, đầu tiên về quyền SHCN nói chung và về nhãn hiệu nói riêng. Cơng ước này được ký kết ngày 20/3/1883 tại Paris và đã được sửa đổi nhiều lần: năm 1900 tại Brussels, năm 1911 tại Washington, năm 1925 tại Lahay, năm 1943 tại London, năm 1958 tại Lisbon, năm 1967 tại Stockholm và được sửa lần cuối năm 1979.
Qua thời gian, ngày càng có nhiều nước tham gia vào Cơng ước Paris và cho đến nay đã có hơn 170 nước tham gia Công ước này trong đó có Việt Nam.
Tiếp đó vào năm 1994 (110 năm sau khi Công ước Paris ra đời), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS) đã được ký kết và có hiệu lực từ ngày 1.1.1995 cùng với sự ra đời của WTO. Hiệp định này quy định các quy chuẩn về bảo hộ quyền SHTT đối với các nước thành viên WTO.
Ngồi ra, cịn phải kể đến một Thỏa ước khá quan trọng về đăng ký quốc tế NHHH: Thỏa ước Madrid năm 1891 và Nghị định thư liên quan tới Thỏa ước Madrid được thơng qua năm 1989, có hiệu lực từ ngày 01/12/1995.
Tuy nhiên có thể khẳng định, ở tất cả các Điều ước quốc tế quan trọng này, dù có rất nhiều quy định về nhãn hiệu nói chung, cũng như các quy định về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu nổi tiếng song lại khơng có một quy định nào, dù là gián tiếp nói về NHCN. Và đây thực sự là một khó khăn, cho pháp luật SHTT của những nước có quy định về NHCN. Bởi khơng có một quy chế chung quy định về vấn đề này, do đó, việc đăng ký bảo hộ NHCN tại các quốc gia khác nhau trên thế giới sẽ trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu NHCN ở mỗi quốc gia, khi muốn đưa nhãn hiệu của mình ra đăng ký bảo hộ tại các quốc gia khác trên thế giới.