Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận và các tổ chức cá nhân đƣợc phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở việt nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 72 - 75)

- Đối với các chỉ dẫn địa lý được đăng ký để sử dụng cho rượu vang,

2.3.1. Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận và các tổ chức cá nhân đƣợc phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

cá nhân đƣợc phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

* Quyền của chủ sở hữu NHCN

Quyền của chủ sở hữu NHCN được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT 2005. Chủ sở hữu NHCN chính là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ, là tổ chức đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký NHHH do Cục SHTT cấp.

Thứ nhất: Quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng NHCN thuộc

quyền sở hữu của mình.

Vì NHCN có đặc trưng riêng, được cấp cho tổ chức cá nhân, không trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, quyền sở hữu đối với NHCN của chủ sở hữu cũng có đặc thù riêng. Chủ sở hữu khơng trực tiếp sử dụng NHCN mà mình được cấp, mà việc sử dụng NHCN của chủ sở hữu được thực hiện thơng qua việc sử dụng của chính các tổ chức cá nhân đáp ứng được các yêu cầu trong quy chế sử dụng NHCN và được chủ sở hữu NHCN cho phép. Việc sử dụng NHCN được thực hiện thông qua các hành vi sau:

+ Gắn NHCN được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh.

+ Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ.

+ Xuất khẩu sản phẩm có gắn NHCN đã được bảo hộ tại các nước khác trên thế giới.

Ví dụ: NHCN " " do Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình Thuận là chủ sở hữu đã được Cơ quan Nhãn hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ cấp văn bằng bảo hộ. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Bình Thuận đã và đang khai thác và sử dụng có hiệu quả NHCN này khi đưa sản phẩm thanh long của mình sang thị trường Hoa Kỳ.

Thông qua hành vi sử dụng NHCN nói trên, NHCN được biết đến trên thị trường, được người tiêu dùng chú ý và sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mang NHCN đó.

Thứ hai: Quyền ngăn cấm người khác sử dụng NHCN thuộc quyền sở

+ Căn cứ theo quy chế sử dụng NHCN, chỉ các tổ chức cá nhân đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu được đưa ra trong quy chế và có yêu cầu được sử dụng NHCN này, mới được Chủ sở hữu cho phép và cấp phép sử dụng.

+ Mặt khác, nếu việc sử dụng NHCN của các tổ chức, cá nhân này làm ảnh hưởng đến uy tín của chủ sở hữu cũng như các tổ chức cá nhân khác đang cùng sử dụng nhãn hiệu hoặc ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng thì chủ sở hữu cũng có quyền khơng cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng NHCN được tiếp tục sử dụng NHCN nữa.

Thứ ba: Quyền định đoạt NHCN theo quy định tại Chương X Luật

SHTT 2005. Cụ thể đó là quyền chuyển giao quyền sở hữu của chủ sở hữu cho các tổ chức cá nhân đáp ứng được yêu cầu thông qua Hợp đồng chuyển nhượng NHCN. Bên được chuyển nhượng sẽ có tồn quyền đối với NHCN đã được cấp trong phạm vi bảo hộ.

Vì NHCN có đặc trưng riêng, nên việc chuyển giao quyền sở hữu NHCN cũng phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Cụ thể:

- Bên nhận chuyển nhượng NHCN cũng phải là tổ chức có chức năng chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ... và tổ chức này, không trực tiếp kinh doanh hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu đó.

- Việc chuyển nhượng NHCN khơng được gây nhầm lẫn về đặc tính hoặc nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Việc chuyển nhượng phải được đăng ký tại Cục SHTT mới có hiệu lực pháp lý và với người thứ ba...

* Quyền của tổ chức cá nhân được cấp phép sử dụng NHCN

Các tổ chức cá nhân, có nhu cầu sử dụng NHCN mà đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong quy chế sử dụng, có quyền nộp hồ sơ yêu cầu chủ sở hữu

cấp để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ, về chất lượng, độ an toàn...

Khi được cấp phép sử dụng NHCN, thì các tổ chức cá nhân này có quyền: - Gắn nhãn hiệu đã được bảo hộ này lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh. Việc gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch... phải đảm bảo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký hoặc cho dù có sửa đổi hoặc cách điệu nhưng phải khơng làm ảnh hưởng tới khả năng phân biệt của nhãn hiệu.

- Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ. Việc đưa các hàng hóa mang NHCN được bảo hộ ra thị trường thơng qua q trình lưu thơng, chào bán, quảng cáo hay tàng trữ để bán cũng là một trong những hành vi sử dụng nhãn hiệu một cách có hiệu quả. Thơng qua q trình này, các hàng hóa mang nhãn hiệu sẽ tới được với người tiêu dùng, từng bước tạo dựng uy tín của nhãn hiệu trên thị trường.

- Xuất khẩu sản phẩm có gắn NHCN đã được bảo hộ tại các nước khác trên thế giới. Việc xuất khẩu sản phẩm gắn nhãn hiệu ra thị trường nước ngoài phải đảm bảo nhãn hiệu này đã được đăng ký và bảo hộ tại nước đó. Có như vậy, việc xuất khẩu mới đảm bảo được quyền lợi cho chủ sở hữu nhãn hiệu cũng như các nhà sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở việt nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)