Định hƣớng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở việt nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 117 - 118)

- Định nghĩa "nhãn hiệu chứng nhận" tại Khoản 18 Điều 4 Luật SHTT

3.3.1. Định hƣớng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

HIỆU QUẢ BẢO HỘ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN

3.3.1. Định hƣớng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về SHTT nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống pháp luật, góp phần điều chỉnh một cách nhanh chóng, kịp thời các quan hệ xã hội phát sinh. Từ đó, tạo lập một hành lang pháp lý an toàn, đảm bảo cho quyền lợi của các nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhà đầu tư, người tiêu dùng và toàn xã hội.

- Đẩy mạnh việc giao lưu, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới trong mọi lĩnh vực đặc biệt trong lĩnh vực SHTT. Ký kết và tham gia các Điều ước quốc tế quan trọng, nhằm tạo môi trường đầu tư an toàn, ổn định để thu hút đầu tư, chuyển giao cơng nghệ. Có thể nói trong điều kiện hội nhập toàn cầu như hiện nay, "tài sản trí tuệ" là một trong những "tài sản" có

khả năng phát huy tối ưu hiệu quả kinh tế, xã hội, tạo ra nhiều của cải vật chất, nhiều hoạt động tinh thần có giá trị, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của con người.

- Chú trọng công tác đầu tư, xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Xây dựng đội ngũ chun viên, cán bộ có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan chuyên mơn về SHTT nói riêng, đảm bảo hoạt động xem xét, đánh giá bảo hộ quyền SHTT và việc thực thi các quyền đó trên thực tế.

- Đầu tư cho việc cải cách và hiện đại hóa hệ thống cơ sở dữ liệu về SHTT nhằm đáp ứng trước hết nhu cầu tra cứu để nộp đơn của các chủ thể, sau đó là nhu cầu tra cứu phục vụ cho việc xét nghiệm đơn, tránh trùng lặp trong việc cấp văn bằng bảo hộ của các cơ quan chuyên môn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực SHTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở việt nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)