Hệ thống pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp thƣơng mại có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở việt nam (Trang 32 - 34)

có yếu tố nƣớc ngoài

Hệ thống pháp luật nƣớc ta đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều Bộ luật, luật đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Hệ thống pháp luật về thƣơng mại đang tiến gần đến các thông lệ chung của thế giới. Các văn bản pháp luật trên đã phản ánh đƣợc những quy định trong các điều ƣớc quốc tế quan trọng nhƣ Công ƣớc Viên năm 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế, Công ƣớc Paris về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Hiệp định TRIPS của WTO về sở hữu trí tuệ…Pháp luật nội dung về thƣơng mại và giải quyết tranh chấp thƣơng mại bao gồm rất nhiều luật, pháp lệnh, nghị định, tiêu biểu là một số văn bản pháp luật sau: Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010; Luật Thƣơng mại 2005 điều chỉnh về hoạt động thƣơng mại nói chung; Luật Doanh nghiệp năm 2014; Bộ luật Hàng hải 2005 điều chỉnh tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận chuyển tàu biển; Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2005; Luật Đầu tƣ năm 2014; Luật Cạnh tranh 2004; Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009; Luật chuyển giao công nghệ 2006; Các luật thuế nhƣ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng…

Về pháp luật tố tụng trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại, Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 quy định các thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam. Ngoài ra còn có Bộ Luật tố tụng Dân sự là văn bản pháp lý quan trọng nhất. Bộ luật này quy định chi tiết về các giai đoạn giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp thƣơng mại nói riêng từ giai đoạn xác định thẩm quyền và thụ lý vụ án đến khi ra bản án, quyết định và thi hành án.

Để giải quyết tranh chấp thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài không thể không quan tâm đến các điều ƣớc quốc tế song phƣơng hoặc đa phƣơng mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Đến cuối năm 2012, Việt Nam đã ký kết khoảng trên 100 hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng (BTA) với các nƣớc, trong đó Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 là hiệp định quan trọng và đồ sộ nhất[39]. Hiệp định này quy định các hoạt động thƣơng mại thông dụng nhất, tập trung vào 4 nhóm: Thƣơng mại hàng hóa; Quyền sở hữu trí tuệ; Thƣơng mại dịch vụ; Phát triển các quan hệ đầu tƣ. Tranh chấp thƣơng mại đƣợc nêu trong Điều 7, trong đó Hiệp định khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vì Trọng tài có thể sử dụng hệ thống pháp luật của bất kỳ bên nào phù hợp với nội dụng tranh chấp, trong khi Tòa án thƣờng có xu hƣớng áp dụng pháp luật quốc gia với các biện pháp cƣỡng chế Nhà nƣớc.

Mặc dù Việt Nam chƣa tham gia Công ƣớc Viên năm 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế nhƣng những quy định liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đã đƣợc thể hiện trong pháp luật của Việt Nam, rõ nhất là Luật Thƣơng mại 2005 đã có nhiều thay đổi so với Luật Thƣơng mại 1997 để phù hợp với các quy định liên quan đến hợp đồng của Công ƣớc Viên 1980. Các quy định trong tập quán theo Bộ quy tắc quốc tế Incoterms (phiên bản mới nhất 2010) của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Paris, Nguyên tắc cơ bản của hợp đồng Unidroit, Luật mẫu UNCITRAL (United Nations Commission on international trade law)... đều rất quan trọng để giải quyết các

thƣơng mại quốc tế giúp cho hoạt động thƣơng mại quốc tế duy trì trong một trật tự nhất định mà tất cả những ai tham gia vào hoạt động thƣơng mại quốc tế đều phải tuân thủ.

Nhƣ vậy để giải quyết tranh chấp thƣơng mại thì chúng ta có thể sử dụng nhiều cách thức, phƣơng pháp khác nhau để giải quyết, mỗi cách thức có những ƣu việt và hạn chế riêng biệt. Vì vậy, tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể mà chúng ta lựa chon giải quyết theo con đƣờng nào cho hợp lý, thuận tiện và có lợi nhất cho mình khi chúng ta tiến hành giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)