Những nguyên tắc cơ bản trong pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở việt nam (Trang 34 - 38)

thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài bằng Trọng tài tại Việt Nam

1.7.1. Nguyên tắc thỏa thuận

Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thƣơng mại. Nhƣ vậy các bên có thể có thỏa thuận trọng tài trƣớc khi có tranh chấp hoặc sau khi có tranh chấp. Khác với việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án, khi có tranh chấp phát sinh, bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm có quyền đệ đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết mà không cần có sự thỏa thuận trƣớc, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đòi hỏi phải có sự thỏa thuận của các bên. Nguyên tắc chung là “không có thỏa thuận giải quyết bằng phƣơng thức trọng tài không có tố tụng trọng tài”. Điều đó có nghĩa rằng, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi đƣợc các bên chọn bằng một thỏa thuận trọng tài. Nói cách khác, thỏa thuận trọng tài là căn cứ để áp dụng phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng trọng tài. Nguyên tắc này xuất phát từ quyền tự do kinh doanh với tƣ cách là quyền cơ bản của công dân trong nền kinh tế thị trƣờng, trong đó bao gồm cả quyền lựa chọn phƣơng thức giải quyết khi tranh chấp phát sinh.

Nguyên tắc này còn đƣợc thể hiện rõ nhất trong quá trình tố tụng trọng tài, đó là việc các bên thỏa thuận chọn địa điểm trọng tài, ngôn ngữ trọng tài, thời gian trọng tài…

1.7.2. Nguyên tắc Trọng tài viên phải độc lập, khách quan vô tư khi giải quyết tranh chấp

Sự độc lập của Trọng tài viên thể hiện ở việc Trọng tài viên không có lợi ích trực tiếp hoặc lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp, không chịu sự chi phối của bất kì cơ quan, tổ chức cá nhân nào khi giải quyết tranh chấp. Sự khách quan đƣợc đảm bảo khi Trọng tài viên thực hiện đúng vai trò của ngƣời thứ ba phân xử đúng sai dựa trên những chứng cứ tài liệu, tình tiết của vụ việc và ra quyết định theo quy định của pháp luật. Không thể coi Trọng tài viên đã vô tƣ trong khi làm nhiệm vụ nếu họ có quyền lợi liên quan đến vụ tranh chấp, hay ngƣời thân thích của họ là một trong các bên tranh chấp…

Nếu có căn cứ cho rằng Trọng tài viên có thể hoặc không độc lập, vô tƣ khi thực hiện nhiệm vụ thì Trọng tài viên đó có thể bị thay thế. Thậm chí khi quyết định trọng tài có hiệu lực, nếu có căn cứ chứng tỏ Trọng tài viên đã vi phạm nguyên tắc này thì quyết định trọng tài sẽ bị Tòa án tuyên hủy.

Việc quy định điều kiện của Trọng tài viên phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi hệ thống pháp luật. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận vấn đề này theo hƣớng cởi mở hơn. Tức là vấn đề điều kiện để trở thành Trọng tài viên cần quy định một cách thoáng hơn. Hiện nay luật ở nhiều quốc gia quy định việc lựa chọn Trọng tài viên hầu nhƣ không có sự phân biệt mang tính hình thức dựa trên nguyên tắc bất kỳ thể nhân nào cũng có thể đƣợc chỉ định làm Trọng tài viên. Ví dụ Luật trọng tài ở các nƣớc Mỹ, Âu… hầu nhƣ không đề cập đến tiêu chuẩn bắt buộc để lựa chọn Trọng tài viên. Nếu có đi chăng nữa cũng chỉ là các lý do để bãi miễn Trọng tài viên. Ví dụ sự vô tƣ và khách quan là tiêu chí cơ bản trong Quy tắc trọng tài UNCITRAL [Điều 10], Quy tắc Trọng tài của

Ủy ban Kinh tế Cộng đồng châu Âu [Điều 6], Quy tắc Trọng tài của Hiệp hội Trọng tài quốc tế Hoa Kỳ…[9]

Do vị trí quan trọng của các Trọng tài viên trong quá trình giải quyết tranh chấp, một số tổ chức trọng tài còn yêu cầu các Trọng tài viên xác nhận bằng văn bản rằng họ độc lập với các bên tranh chấp. Đây cũng là vấn đề mà Tòa án Trọng tài quốc tế thuộc Phòng Thƣơng mại quốc tế (ICC) rất quan tâm. Tuy nhiên, ngoài việc độc lập, khách quan, vô tƣ, căn cứ vào pháp luật để giải quyết tranh chấp thì Trọng tài viên còn cần phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.

Tham khảo các quy định của pháp luật các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ xét từ phƣơng diện lý luận, thực tiễn chúng ta có thể khảng định những phẩm chất cần và đủ để cho Trọng tài viên hoạt động một cách có hiệu quả không cần mang tính hình thức và nghi thức. Những phẩm chất của Trọng tài viên trong cơ chế của tổ chức trọng tài phi chính phủ cần phải trở lên linh hoạt và thực tế hơn. Điều đó cũng giống nhƣ bản chất của trọng tài là ít mang tính hình thức và nghi thức. Bởi xét cho cùng thì bản chất và mục đích cuối cùng của kinh doanh là hiệu quả.

1.7.3. Nguyên tắc giữ bí mật nội dung vụ việc tranh chấp

Đây là nghĩa vụ của Trọng tài viên khi giải quyết vụ việc vì một trong các lý do để các bên đƣơng sự lựa chọn trọng tài đó là bảo đảm tính bí mật của tranh chấp. Do vậy, các Trọng tài viên không đƣợc phép tiết lộ nội dung của tranh chấp khi không đƣợc các bên đồng ý. Ngoài ra, nguyên tắc này còn đƣợc thể hiện ở việc sẽ không có ngƣời ngoài đƣợc tham dự vào phiên xét xử trọng tài nếu các đƣơng sự không cho phép.

1.7.4. Nguyên tắc chung thẩm

Theo đó, nội dung cơ bản của nguyên tắc này là khi Hội đồng trọng tài công bố quyết định trọng tài, quyết định trọng tài có hiệu lực thi hành ngay, các bên không có quyền kháng cáo, cũng nhƣ không tổ chức nào có quyền

kháng nghị. Khi xem xét yêu cầu hủy quyết định trọng tài, Tòa án cũng không có quyền xét lại. Nguyên tắc này có nguồn gốc từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí tối cao và quyền tự định đoạt của các đƣơng sự. Các đƣơng sự đã tín nhiệm và lựa chọn ngƣời phán quyết, do vậy họ phải thực hiện phán quyết mà ngƣời này đƣa ra.

Hơn nữa, bản chất của tố tụng trọng tài là tố tụng một cấp, do vậy, nếu một bên không tự nguyện thi hành thì bên kia có quyền yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giúp đỡ.

Chƣơng 2.

THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC

NGOÀI BẰNG TRỌNG TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)