Các biện pháp hỗ trợ, đảm bảo nâng cao trình độ của đội ngũ Trọng tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở việt nam (Trang 71)

việc chỉ định Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn. Trường hợp có khiếu nại quyết định chỉ định Trọng tài viên cho các bên, thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày Tòa án có thẩm quyền có văn bản giải quyết khiếu nại, hai Trọng tài viên phải bầu chủ tịch hội đồng trọng tài để giải quyết vụ kiện.”

Luật Trọng tài Thƣơng mại cần quy định bổ sung trao cho hội đồng trọng tài vụ việc các thẩm quyền quyết định liên quan đến trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài. Cụ thể là bổ sung quy định: “Hội đồng trọng tài vụ việc được quyền quyết định các trình tự, thủ tục giải quyết vụ tranh chấp. Nếu các bên tranh chấp không tự thỏa thuận được”.

Bên cạnh đó cũng cần khuyến khích thành lập Trọng tài viên vụ việc, tạo cơ hội cho những chuyên gia kinh tế tham gia hoạt động trọng tài. Các cá nhân đƣợc các bên tranh chấp tin tƣởng và phù hợp với tiêu chuẩn pháp luật quy định đều có thể tham gia với tƣ cách là Trọng tài viên.

3.6 Các biện pháp hỗ trợ, đảm bảo nâng cao trình độ của đội ngũ Trọng tài viên viên

Để làm đƣợc điều này, trƣớc hết cần tạo điều kiện cho Trọng tài viên nƣớc ta tham gia hoạt động trọng tài ở nƣớc ngoài nhƣ tổ chức sự kiện giao lƣu, hợp tác, tổ chức hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm nâng cao kỹ năng của Trọng tài viên. Bên cạnh đó, cần có các chƣơng trình, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ Trọng tài viên hàng năm. Thực hiện việc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kỹ năng giải quyết tranh chấp cho đội ngũ Trọng tài viên trong các lĩnh vực chuyên môn chuyên sâu nhƣ đầu tƣ, thƣơng mại quốc tế, tài chính, ngân hàng… Các Trung tâm trọng tài cần chủ động thƣờng xuyên trang bị kiến

Trọng tài viên, tăng cƣờng rà soát và bổ sung thủ tục tố tụng trong Quy tắc tố tụng trong tài của Trung tâm mình theo hƣớng cụ thể, chi tiết, minh bạch phù hợp với Luật trọng tài thƣơng mại để các bên khi lựa chọn Trung tâm để giải quyết tranh chấp nắm rõ quy tắc tố tụng của Trung tâm. Điều này hạn chế các thắc mắc khiếu nại trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Măt khác cần thiết phải thành lập Hiệp hội trọng tài thƣơng mại; khuyến khích các Trọng tài viên Việt Nam tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp của Trọng tài viên trong nƣớc và quốc tế nhƣ Viện trọng tài Luân Đôn (CIArb) (Anh), Viện trọng tài Singapore, Hội đồng Trọng tài thƣơng mại quốc tế (ICCA) v.v để Trọng tài viên có điều kiện tăng cƣờng năng lực chuyên môn. Bộ Tƣ pháp sớm ban hành và triển khai Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Trọng tài viên.

3.7 Nâng cao nhận thức, hiểu biết của thương nhân, doanh nghiệp về Trọng tại thương mại

Thời gian gần đây, khi tiến hành giao dịch, một số doanh nghiệp bắt đầu để ý hơn trong lựa chọn trọng tài làm phƣơng thức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, không ít trƣờng hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện đƣợc.

Nguyên nhân sâu xa là do phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam chƣa có thói quen sử dụng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp của mình, thậm chí là chƣa có niềm tin vào vai trò của trọng tài và khả năng thực thi các phán quyết của trọng tài trong thực tế nên chƣa dành sự quan tâm tìm hiểu thích đáng về trọng tài thƣơng mại. Tâm lý “thắng - thua”, “kiện tụng” và truyền thống sử dụng tòa án trong việc giải quyết tranh chấp vẫn còn ăn sâu trong hoạt động kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp. Bên cạnh sự chƣa chủ động, tích cực của cá nhân, doanh nghiệp thì cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng chƣa chú trọng tuyên truyền pháp luật về Trọng tài thƣơng mại cho cộng đồng doanh nghiệp. Việc quán triệt Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010 mới dừng

lại ở một số lãnh đạo chủ chốt, còn đại đa số các cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ pháp chế doanh nghiệp vẫn nhận thức mơ hồ về trọng tài thƣơng mại nên chƣa đủ sức thuyết phục cộng đồng doanh nghiệp đến các trung tâm trọng tài yêu cầu giải quyết các tranh chấp. Vì vậy cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Trọng tài thƣơng mại nhằm nâng cao nhận thức của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp về vai trò, tính hiệu quả của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp thƣơng mại. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trong việc tiếp cận dịch vụ trọng tài thông qua các hình thức nhƣ tổ chức hội thảo, tọa đàm, tuyên truyền, phổ biến, quảng bá hoạt động trọng tài trên các báo, đài, website của các Trung tâm trọng tài..

Mặt khác, các trung tâm trọng tài phải đổi mới hoạt động của mình bằng chất lƣợng phục vụ khách hàng của các trọng tài viên nhằm thu hút doanh nghiệp tự nguyện chuyển đổi sử dụng dịch vụ trọng tài khi ký kết các hợp đồng kinh doanh thƣơng mại thay vì thói quen cũ chọn tòa án.

3.8 Cần đảm bảo sự hỗ trợ tích cực đối với hoạt động trọng tài từ tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án. Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án.

Cần đảm bảo cơ chế thực hiện những quy định của Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 về hỗ trợ của Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan thi hành án đối với hoạt động Trọng tài thƣơng mại. Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010 nên bổ sung quy định về sự trợ giúp của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc đảm bảo thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời của Trọng tài thƣơng mại trên thực tế và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nƣớc khi có yêu cầu hỗ trợ từ trọng tài.

Ngoài ra, nhà nƣớc cần đảm bảo phán quyết trọng tài đƣợc thi hành trên thực tế. Chúng ta thấy, pháp luật hiện hành chỉ quy định quyền yêu cầu của bên đƣợc thi hành phán quyết của trọng tài mà không có quy định cụ thể

hành án đối với phán quyết của trọng tài nên các văn bản pháp luật nên quy định rõ về vấn đề này.

Với các giải pháp nâng cao cơ chế hỗ trợ của Toà án trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhằm mục tiêu xây dựng một hệ thống trọng tài có chất lƣợng, đáng tin tƣởng sẽ “kéo” hoạt động giải quyết tranh chấp quay trở lại Việt Nam, góp phần thúc đẩy ngành trọng tài và xa hơn nữa, điều này có thể hấp dẫn những bên tranh chấp ngoài Việt Nam đến giải quyết tranh chấp tại Việt Nam. Việc khuyến khích giải quyết tranh chấp qua đƣờng trọng tài cũng sẽ giảm tải gánh nặng về công việc cho hệ thống Toà án và góp phần nâng cao chất lƣợng và sự tin cậy đối với hệ thống Toà án. Tất cả điều này sẽ góp phần cải thiện môi trƣờng kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy hơn nữa các hoạt động dân sự, thƣơng mại, nhất là trong hoàn cảnh toàn cầu hoá nhƣ hiện nay.

KẾT LUẬN

Từ khi Việt Nam bƣớc vào thời kỳ đổi mới cho đến nay, với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc, chúng ta đã thu đƣợc nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực, làm thay đổi căn bản bộ mặt đất nƣớc. Có thể nói bản chất của công cuộc đổi mới chính là việc phát huy quyền tự do kinh doanh đƣợc quy định trong Hiến pháp của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, các chủ thể kinh doanh đƣợc bình đẳng, tự nguyện định đoạt hình thức, nội dung, quy mô cũng nhƣ phƣơng thức kinh doanh. Đồng thời với điều đó, cũng đòi hỏi nhà nƣớc ta phải xây dựng một cơ chế pháp lý hiệu quả, đảm bảo cho các cam kết dân sự hoặc kinh tế của các chủ thể đƣợc thực hiện. Với chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, mọi tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trƣớc pháp luật, kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại đã từng bƣớc đi vào cuộc sống. Hoạt động kinh tế trong và ngoài nƣớc trở nên sôi động và đa dạng. Điều đó tất yếu dẫn đến đòi hỏi phải hình thành nên những cơ chế đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Trong những cơ chế đó thì cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng trọng tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại nói chung.

Có thể nói việc giải quyết các tranh chấp thƣơng mại nói chung, tranh chấp thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài nói riêng bằng phƣơng thức trọng tài đƣợc các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp nƣớc ngoài hết sức quan tâm. Dƣới góc độ các quốc gia, có thể nói giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đƣợc các quốc gia hết sức quan tâm bởi xuất phát từ ƣu thế của phƣơng thức giải quyết tranh chấp này. Điều đó đƣợc chứng minh bằng việc các quốc gia đã và đang có những điều chỉnh hệ thống pháp luật của quốc gia mình cho phù hợp với xu thế, thông lệ quốc tế và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu

những sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, đồng thời ban hành nhiều văn bản pháp luật mới điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng trọng tài, mà rõ nhất là việc ban hành Luật Trọng tài Thƣơng mại 2010

Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại là một yếu tố mang tính lý luận nhƣng là bƣớc đầu tiên để xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng Trọng tài của Việt Nam phù hợp với cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại của thế giới. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại sẽ tạo sự an toàn và ổn định cho các giao dịch thƣơng mại, tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ vào Việt Nam cũng nhƣ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thƣơng nhân, các doanh nghiệp.

Thực hiện luận văn này, học viên đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài bằng trọng tài Việt Nam, trình bày, phân tích một cách tổng quát nhất các vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài bằng trọng tài Việt Nam. Với mục đích phân tích làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài bằng trọng tài Việt Nam, tổng hợp, đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài bằng trọng tài Việt Nam, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tƣ pháp (2010), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Trọng tài Thương mại 2010.

2. Bộ Tƣ Pháp (1990), Pháp lệnh Trọng tài Kinh tế Nhà nước.

3. Công ƣớc New York (1958), Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài;

4. Công ƣớc Viên, (1980), Mua bán hàng hóa quốc tế;

5. Bùi Ngọc Cƣờng (2008), Giáo trình Luật Thương mại (tập 2), Nxb. Giáo dục, 2008;

6. Nguyễn Bá Diến (2005), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế; , Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội

7. Nguyễn Bá Diến (2005), Giáo trình Tư pháp quốc tế, PGS.TS Nguyễn Bá Diến chủ biên, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội;

8. Nguyễn Thị Dung, Đoàn Trung Kiên, Vũ Phƣơng Đông, Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Nhƣ Chính (2011), Hỏi và đáp Luật Thương mại, Nxb. Chính trị - Hành chính.

9. Dƣơng Văn Hậu (199), Trọng tài Kinh tế Việt Nam trong tiến trình đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

10. Phan chí Hiếu (2005), Thủ tục giải quyết các yêu cầu liên quan đến hoạt động Trọng tài Thương mại Việt Nam (Tạp chí Luật học 2005 - Số chuyên đề về Bộ Luật Tố tụng Dân sự);

11. Hiệp định thƣơng mại Việt Nam- Hoa Kỳ (2000), Toàn văn hiệp định thương mại, Nxb Chính trị quốc gia;

12. Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP.

của Trọng tài Thương mại và những giải pháp khắc phục (Tạp chí Nhà nƣớc Pháp luật số 7/1999);

14. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (2010), Cẩm nang hợp đồng Thương mại;

15. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11.

16. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật Tố tụng Dân sự số 24/2004/QH11.

17. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật hàng hải số 40/2005/QH11.

18. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13.

19. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13.

20. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, và được sửa đổi bổ sung 2009.

21. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Trọng tài Thương mại số 54/2010/QH12.

22. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế số 41/2005/QH11.

23. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật Thương mại số 58/L-CTN (Luật Thương mại 1997).

24. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11.

25. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 và được sửa đổi, bổ sung năm 2014. 26. Nguyễn Trung Tín (2005), Công nhận và thi hành các quyết định của

27. Nguyễn Viết Tý (2006), Giáo trình Luật Thương mại (Tập 2), , Nxb. CAND, Hà Nội.

28. UNCITRAL, 1985. Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế.

29. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2012), Qui tắc tố tụng có hiệu lực từ 01/01/2012;

30. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam (2014), Năm mươi Phán quyết Trọng tài Quốc tế chọn lọc;

31. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Trọng tài Thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH11.

32. UNCITRAL (1976), Qui tắc trọng tài.

33. Nguyễn Thị Kim Vinh Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đƣờng Tòa án ở Việt Nam – Luận án Tiến sỹ, bảo vệ năm 2013 Các Website: 34. http://luatsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&do_pdf=1&id=81 35.www.moj.gov.vn; 36.www.vcci.com.vn/; 37. www.viac.com.vn; 38. www.toaan.gov.vn; 39.www.trungtamwto.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài ở việt nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)