Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang) (Trang 93 - 106)

3.3. Một số giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người của

3.3.4. Một số giải pháp khác

Hiện nay tại các CQĐT chưa có phòng lấy lời khai, hỏi cung bị can riêng cho NCTN mà vẫn sử dụng chung với NTN. Nên chăng, để phù hợp với

quy định của pháp luật về việc đối xử thân thiện, phù hợp với lứa tuổi cần có những phòng lấy lời khai, hỏi cung bị can dành riêng cho NCTN. Căn phòng đó phải được bài trắ, sắp xếp hài hòa, màu sắc phù hợp, thân thiệnẦ Làm sao để NCTN cảm thấy được an toàn, thoải mái nhất, tránh gây căng thẳng, sợ hãi ảnh hưởng đến tâm lý của họ khi được mời đến lấy lời khai.

Đối với ĐTV khi tham gia lấy lời khai, hỏi cung bị can NCTN cần có thái độ, cách thức ứng xử phù hợp. Xuất phát từ quy định của pháp luật về suy đoán vô tội ỘKhông ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luậtỢ Chắnh vì vậy việc đối xử với những người bị bắt, bị khởi tố trong giai đoạn điều tra phải được xem như những công dân khác. Họ mới đang là người bị nghi ngờ phạm tội và có thể đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nhưng điều đó không ảnh hưởng đến quyền con người của họ. Hoạt động điều tra chắnh là tìm ra sự thật khách quan của vụ án để chứng minh họ có phạm tội hay không. Trong giai đoạn nhạy cảm đối với việc xác định ranh giới giữa phạm tội và không phạm tội, mọi quyền con người của họ đều phải được bảo đảm. ĐTV phải nhận thức rõ vấn đề này để có ứng xử đúng quy định.

Nên có một bộ phận điều tra chuyên trách về NCTN để tối ưu hóa việc bảo đảm các quyền con người của NCTN trong giai đoạn điều tra. Đặc biệt là chuyên môn hóa đối với lực lượng ĐTV là yêu cầu cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Đối với Luật sư: Cần bổ sung, tăng cường đội ngũ Luật sư để góp phần vào việc bảo đảm các quyền dân chủ, quyền con người, xây dựng xã hội có nền Tư pháp công bằng, văn minh. Với chức danh tư pháp khi tham gia vào các giai đoạn tố tụng, Luật sư ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong quá trình điều tra giải quyết VAHS, đặc biệt là việc bảo đảm quyền và lợi ắch hợp pháp của NCTN. Luật sư giữ vai trò phản biện,

kịp thời phát hiện những quyết định, hành vi sai trái để khắc phục nhằm làm giảm thiểu những tiêu cực, hạn chế trong giai đoạn điều tra. Vì vậy cần phải có lực lượng luật sư đủ mạnh về năng lực và số lượng, có đầy đủ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu của toàn xã hội. Để làm được điều này cần có một số giải pháp sau:

- Tiến hành rà soát nguồn nhân lực phát triển đội ngũ luật sư, tắch cực tuyên truyền, vận động đội ngũ sinh viên đã tốt nghiệp Đại học Luật và đã qua lớp đào tạo nghề Luật sư tham gia vào các Đoàn Luật sư.

- Có chắnh sách thu hút và tạo điều kiện cho những luật sư giỏi về chuyên môn được làm việc tại các Đoàn luật sư. Có chương trình đào tạo về Ngoại ngữ cho Luật sư, mở các hội thảo chuyên đề về bảo đảm quyền của NCTN trong giai đoạn điều tra VAHS

- Có định hướng phát triển tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người của NCTN trong giai đoạn điều tra VAHS. Có chắnh sách khuyến khắch phát triển các tổ chức hành nghề luật sư này theo hướng ngày càng mở rộng quy mô, tổ chức hoạt động.

- Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động của các tổ chức Luật sư để phát hiện, xử lý những sai phạm hoạt động không đúng với quy định của pháp luật.

Ngoài ra để ngăn chặn, làm tốt công tác phòng ngừa vi phạm tội phạm do NCTN gây ra, giảm thiểu những tác động tiêu cực trong xã hội cần quan tâm làm tốt một số vấn đề sau:

- Phải nắm vững tình hình của NCTN phạm tội và phân công một cơ quan chuyên trách nắm tình hình, tổng hợp số liệu, theo dõi, đánh giá thực trạng về NCTN phạm tội trên địa bàn, tìm ra nguyên nhân để có giải pháp khắc phục. Kế hoạch phòng ngừa, giáo dục phải toàn diện, kịp thời, định hướng lâu dài đối với NCTN phạm tội. Đồng thời phải xây dựng kế hoạch

phòng ngừa cụ thể trong từng giai đoạn. Trong kế hoạch phải quy định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp, cũng như trách nhiệm của tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng. Tìm ra nguyên nhân và điều kiện nảy sinh tội phạm NCTN để từ đó có biện pháp giải quyêt hiệu quả. Tìm hiểu những đặc điểm về đạo đức, lối sống như tâm lý tiêu cực, là trẻ em hư, không vâng lời, không kắnh trọng cha mẹ, thầy cô giáo, bị rủ rê, lôi kéo vì tâm lý tò mò, bốc đồng dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội. Tìm hiểu về hoàn cảnh sống: do cuộc sống không hoàn thiện như cha, mẹ ly hôn, không hạnh phúc, có người trong gia đình phạm tội, cha, mẹ thiếu sự quan tâm, không dành thời gian để chia sẻ, phát hiện những thay đổi tâm sinh lý, không kiểm tra việc học tập, sinh hoạt đã tác động không tốt đến nhân cách NCTN, tạo sự tự ti, mặc cảm, nếp nghĩ tiêu cực đến NCTN. Sự quan tâm, phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong quản lý giáo dục NCTN chưa được chú trọng. Những biểu hiện xấu không được nhà trường phản ánh kịp thời, đầy đủ đến gia đình và ngược lại. Thầy cô giáo không hiểu hoàn cảnh, không nắm bắt được tâm tư nguyện vọng và những biểu hiện tiêu cực. Vẫn còn gia đình quá nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất đua đòi, thắch hưởng thụ, vướng vào tệ nạn xã hội. Thêm tác động xấu của môi trường xã hội, chuẩn mực đạo đức bị xói mòn, tâm lý sai lệch, bạo lực thâm nhập vào dẫn đến thói quen giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lựcẦ Tìm ra nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội để tìm giải pháp thắch hợp như: Đối với học sinh hư, lười học tập có nguy cơ bỏ học phải phối hợp với nhà trường quản lý, giáo dục học sinh, kết hợp với gia đình để trao đổi thông tin kết quả học tập, rèn luyện để nhà trường lập danh sách, phối hợp với Cơ quan chức năng để quản lý. Sử dụng biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở đối với những trường hợp NCTN sống trong môi trường gia đình không hoàn thiện và có khả năng phạm tội để ngăn ngừa họ không thực hiện hành vi phạm tội. Thành lập các trung tâm, tổ chức giáo dục, dạy nghề cho số đối

tượng không tham gia học tập để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ, quản lý, giáo dục phù hợp.

- Đối với công tác giáo dục trong gia đình, là cơ sở quan trọng và chịu trách nhiệm chắnh trong việc giáo dục NCTN. Vì vậy toàn xã hội phải chung tay thực hiện các biện pháp cần thiết để giữ toàn vẹn trong gia đình. Các tổ chức xã hội phải có biện pháp bảo đảm, giúp đỡ gia đình chăm sóc thể chất và tinh thần cho NCTN. Chắnh quyền cần đề ra và thực hiện những chắnh sách có lợi cho việc nuôi dưỡng NCTN trong môi trường gia đình bền vững và ổn định. Có biện pháp thắch hợp để giải quyết những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình, trang bị cho gia đình những kiến thức về vai trò và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với sự phát triển của NCTN. Tạo mối quan hệ hiểu biết, tắch cực giữa cha, mẹ và con cáiẦ khuyến khắch họ tham gia vào các hoạt động của gia đình, cộng đồng.

- Đối với công tác giáo dục cộng đồng, phải thông qua các phương tiện truyền thông để tuyên truyền để phòng ngừa việc NCTN tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma túy, rượu, bài bạcẦ

Thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn NCTN phạm tội, giảm thiểu những hành vi vi phạm pháp luật hình sự cũng là cách để bảo đảm các quyền con người của NCTN, tránh cho họ phải tham gia vào quá trình tố tụng phức tạp và khó khăn để có thể vươn lên thành người sống có ắch cho xã hội.

KẾT LUẬN

Trong công cuộc đổi mới, dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và dần vươn lên phát triển, đạt được những thành tựu quan trọng. Ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trên trường Quốc tế về chắnh trị và kinh tế. Yếu tố quan trọng và quyết định đến sự phát triển đất nước đó là sự ổn định, vững chắc về chắnh trị, an ninh, quốc phòng được bảo đảm.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển không thể phủ nhận những tắch cực nền kinh tế thị trường mang lại và bên cạnh đó có cả những mặt tiêu cực, yếu kém nảy sinh. Trong đó có những biến đổi về mặt xã hội, những vấn đề phức tạp và tội phạm ngày càng gia tăng, đặc biệt là độ tuổi phạm tội cũng đang có chiều hướng trẻ hóa. Tội phạm do NCTN gây ra trong một vài năm gần đây cho thấy tắnh chất mức độ ngày càng phức tạp.

Việc điều tra, giải quyết những vụ án có NCTN và bảo đảm quyền con người cho họ là vấn đề nhạy cảm được toàn xã hội ngày càng quan tâm. Bởi giai đoạn điều tra mang vai trò, trọng trách quan trọng là xác định sự thật của vụ án, chứng minh làm rõ một người có tội hay không có tội. Trong giai đoạn điều tra CQĐT được Nhà nước trao quyền cho họ có thể sử dụng những biện pháp mà pháp luật không cấm để phục vụ mục đắch điều tra, khám phá án. Chắnh vì vậy đây là giai đoạn có ảnh hưởng rất lớn đến tắnh mạng, sức khỏe, tinh thần, danh dự, quyền con người. Đặc biệt là đối với NCTN, là đối tượng đặc biệt, đang trong quá trình phát triển chưa hoàn thiện về nhân cách, tâm, sinh lý. Chắnh vì vậy quá trình điều tra, khám phá vụ án cần đặc biệt quan tâm và bảo đảm quyền con người của NCTN.

Luận văn mở đầu bằng cái nhìn tổng quát về quyền con người, về NCTN và quyền con người của NCTN trong giai đoạn điều tra VAHS. Tìm

hiểu về bảo đảm quyền con người của NCTN của Luật pháp Quốc tế và một số nước trong giai đoạn điều tra, để từ đó có cái nhìn khách quan về chắnh sách pháp luật của Nhà nước ta về việc bảo đảm quyền con người của NCTN trong giai đoạn điều tra VAHS.

Trong TTHS, hoạt động của CQĐT đóng vai trò đặc biệt quan trọng, thực hiện giai đoạn TTHS đầu tiên trong chuỗi hoạt động TTHS để thực hiện nhiệm vụ phát hiện, điều tra, xử lý mọi hành vi phạm tội, bảo đảm quyền và lợi ắch hợp pháp của công dân, của Nhà nước không bị xâm hại. Việc điều tra làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến vụ án, chứng minh việc có hay không hành vi phạm tội của một con người để xem xét xử lý họ là điều đã được pháp luật quy định. Việc điều tra vụ án có liên quan đến NCTN sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người của họ.

Hà Giang là một tỉnh miền núi, có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế kém phát triển, trình độ dân trắ thấp. Chắnh vì vậy hoạt động điều tra, giải quyết vụ án liên quan đến NCTN trên địa bàn còn gặp không ắt khó khăn trở ngại, hạn chế, thiếu sót ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền con người, như: tình trạng bắt giữ NCTN có hành vi phạm tội trong giai đoạn điều tra còn được áp dụng phổ biến, ắt khi được thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác, luật sư và vai trò của luật sư còn chưa được đánh giá cao, chưa phát huy được hiệu quả trong việc bảo đảm quyền con người của NCTN bị bắt, bị khởi tố, là người bị hại, người làm chứng. CQĐT chưa có ĐTV chuyên trách về điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến NCTN. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người của NCTN nói riêng còn chưa được chú trọngẦ Quan tâm đến con người, quyền con người, bảo đảm quyền con người nói chung và NCTN trong giai đoạn điều tra VAHS nói riêng là điều mà chúng ta cùng hướng đến trong tương lai. Trong giai đoạn điều tra VAHS liên quan đến NCTN vẫn còn một

số bất cập sai sót và có nhiều nguyên nhân dẫn đến những sai sót đó. Trên cơ sở nghiên cứu khá đầy đủ trong góc độ bảo đảm quyền con người của NCTN ở cả lý thuyết và thực tiễn. Kết thúc luận văn học viên đã rút ra một số kinh nghiệm như đã nêu và đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật để bảo đảm quyền con người của NCTN trong giai đoạn điều tra VAHS. Đồng thời học viên cũng đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát huy được trách nhiệm bảo đảm quyền con người của NCTN trong giai đoạn điều VAHS.

Hy vọng rằng, với sự nghiên cứu về đề tài ỘBảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (trên thực

tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang)Ợ sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận và thực

tiễn của vấn đề bảo đảm quyền con người của NCTN trong giai đoạn điều tra VAHS ở nước ta hiện nay.

Do điều kiện nghiên cứu và khả năng có hạn của bản thân, trong khi nội dung của đề tại lại khá phức tạp nên chắc chắn luận văn chưa thể đáp ứng được hết các yêu cầu về chuyên môn, vẫn còn hạn chế và thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và những ai quan tâm đến vấn đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Vũ Ngọc Bình (2000), Quyền con người trong quản lý tư pháp, NXB Chắnh trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Chắnh trị (2012), Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05-11-2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo

vệ trẻ em trong tình hình mới, Hà Nội.

3. Bộ công an (2011), Thông tư quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa

trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Hà Nội.

4. Bộ ngoại giao Việt Nam (2014), Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con

người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II, Hà Nội.

5. Bộ Nội vụ (1992), Công văn số 318/CV-BNV(V11) ngày 29/3/1992 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc xin ý kiến trước khi bắt, giam, giữ

một số đối tượng đặc biệt, Hà Nội.

6. Nguyễn Mai Bộ (2009), ỘMột số vướng mắc, bất cập trong các quy định của BLTTHS và hướng hoàn thiệnỢ, Tạp chắ Nhà nước và Pháp luật, (4), Hà Nội.

7. Lê Cảm - Đỗ Thị Phượng (2004), ỘTư pháp hình sự đối với người chưa thành niên: Những khắa cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật họcỢ, Tạp chắ Tòa án nhân dân, (21, 22), Hà Nội. 8. Lê Cảm và Nguyễn Ngọc Chắ (đồng chủ biên) (2004), Cải cách tư pháp

ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản, Nguyễn Ngọc Chắ (đồng chủ trì) (2004), ỘBảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt NamỢ, Đề

10. Nguyễn Ngọc Chắ (2007), ỘBảo vệ quyền con người bằng Pháp luật tố tụng hình sựỢ, Tạp chắ Khoa học, Kinh tế - Luật, (23).

11. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (1949), Sắc lệnh số 69/SL

ngày 18-6-1949 đã quy định về việc bào chữa của bị can, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang) (Trang 93 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)