người của người chưa thành niên trong giai đoạn điều travụ án hình sự
Tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng, nhìn lại chặng đường gần 30 năm đất nước đổi mới đã gặt hái được nhiều thành công trong các lĩnh vực kinh tế - chắnh trị - xã hội. Thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Chủ trương đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể chế hóa thành luật pháp, cơ chế, chắnh sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện.
Trong bối cảnh tình hình thế giới cũng như trong nước đòi hỏi công cuộc đổi mới phải được tiếp tục không ngừng nghỉ, phát huy được thế mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, từng bước đưa đất nước vững bước đi lên.
Về thuận lợi: Hệ thống chắnh trị - xã hội nước ta luôn được giữ vững tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là hoạt động ngoại giao được mở rộng với quan điểm Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới đã tạo cho chúng ta có một hình ảnh thân thiện, sẵn sàng hợp tác phát triển, cùng có lợi.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ sinh học, khoa học công nghệ thông tin đã ảnh hưởng rất tắch cực đến sự phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ khiến
những thành tựu khoa học công nghệ và ứng dụng vào phát triển kinh tế trong nước, tăng năng lực cạnh tranh thì cơ hội phát triển nhanh về kinh tế là rất lớn
Bên cạnh những thuận lợi chúng ta cũng gặp không ắt những khó khăn, thách thức đó là trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, chất lượng, hiệu quả cạnh tranh còn kém. Đặc biệt là khoa học Ờ công nghệ còn lạc hậu chưa theo kịp các nước trong khu vực. Lĩnh vực xã hội còn nhiều tồn tại, tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, người phạm tội ngày càng trẻ hóa về độ tuổiẦ nếu không khắc phục được những tồn tại, hạn chế trên thì sẽ làm cho kinh tế - xã hội kém phát triển.
Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu cũng đòi hỏi hệ thống pháp luật phải hoàn thiện, phát triển đồng bộ phù hợp với pháp luật quốc tế và trước hết là trong khu vực. Đó là yêu cầu đòi hỏi tất yếu, khách quan bởi lẽ hệ thống pháp luật bị tụt hậu sẽ không bắt kịp được tốc độ phát triển của xã hội và khó để hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới.
Chắnh vì vậy yêu cầu về hoàn thiện hệ thống pháp luật, phù hợp với sự phát triển, đổi mới về kinh tế, đạt được các mục tiêu về chắnh trị - xã hội cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp. Trong đó có nội dung bảo đảm quyền con người của NCTN là một trong những yêu cầu cần thiết hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm hoàn thiện hệ thống tư pháp nói chung và quy định liên quan đến NCTN nói riêng. Cụ thể, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định:
Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách... Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em... [18, Mục III];
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định: ỘHoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩaỢ Ộđẩy mạnh cải cách hành chắnh, cải cách tư phápỢ [18, mục 4].
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chắnh trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 yêu cầu đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Cơ quan điều tra; hoạt động tư pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách tư pháp trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các quyền chắnh đáng của công dân, hạn chế oan, sai trong các giai đoạn của TTHS; Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05-11-2012 của Bộ Chắnh trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo đảm các quyền trẻ em trong tình hình mới yêu cầu:
Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án chăm sóc, giáo dục và bảo đảm quyền trẻ em... Tổ chức thực hiện tốt Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các công ước, điều ước quốc tế khác có liên quan mà Nhà nước Việt Nam ký kết hoặc tham gia... [2, Mục 4].
Trong những năm gần đây, và qua thực tiễn tại Hà Giang cho thấy trẻ em vị thành niên phạm tội ngày càng gia tăng. Cụ thể số liệu Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Giang cung cấp năm 2010 có 6 vụ án bị can là NCTN đến năm 2014 có 21 vụ bị can là NCTN, tăng 3,5 lần. Về cơ cấu phạm tội chủ yếu tập trung vào nhóm tội xâm phạm sở hữu, xâm phạm tắnh mạng, sức khỏe, nhân phẩm con người, xâm phạm an toàn trật tự công cộng. Trong đó nhóm tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất 48%, tội gây rối trật tự công cộng là 12%; cố ý gây thương tắch là 11%, vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ chiếm 8%, còn lại là một số tội khác.
Có thể thấy rằng xã hội ngày càng phát triển và ngày càng quan tâm chăm lo cho thế hệ trẻ. Đặc biệt dư luận xã hội cũng hết sức bức xúc, băn khoăn và phẫn nộ đối với một số vụ án nổi cộm do NCTN gây ra. Vắ dụ theo
nội dung kết luận điều tra vụ án số 153/KL-ĐTVA ngày 5/10/2011 của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Giang thì Nông Văn Công (sinh năm 1997); Giàng Chuẩn Quân (sinh năm 1998) cùng trú tại xã Ngọc Đường, đều là học sinh lớp 9 Ờ Trường THCS Ngọc Hà, thành phố Hà Giang có hành vi giết người, cướp tài sản. Nạn nhân là bà Lưu Thị Linh (sinh năm 1968) trú tại thôn bản Tùy, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang. Bà Linh chắnh là mẹ đẻ của Nông Văn Công. Kết quả điều tra cho thấy Công biết chỗ mẹ giấu tiền nên đã bàn với bạn là Quân giết mẹ lấy tiền chơi game. Chúng đã dùng khăn ướt bịt mồm, mũi nạn nhân đến tắt thở rồi lục soát tài sản lấy được 2,8 triệu đồng và 1 sợi dây chuyền bạc. Xong việc chúng cùng nhau thản nhiên đi chơi game. Khi phạm tội Công 16 tuổi, Quân 15 tuổi.
Vụ án trên chỉ là một trong các vụ điển hình về người phạm tội là NCTN trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Cho thấy tắnh chất, mức độ và diễn biến của tội phạm NCTN đang diễn ra phức tạp và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn. Toàn xã hội đặt ra câu hỏi nên chăng sửa đổi pháp luật, tăng hình phạt đối với NCTN đối với tội đặc biệt nghiệm trọng?
Thực tế này khiến các nhà làm luật và toàn xã hội phải có biện pháp phòng chống tội phạm NCTN và song song với nó là một phần hết sức quan trọng là bảo đảm các quyền của NCTN trong TTHS. Việc làm đó là hành động cần thiết phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước, phù hợp với luật pháp Quốc tế về mục đắch nhằm giáo dục, giúp đỡ NCTN trở thành công dân có ắch cho xã hội. Không vì một vài vụ án nổi cộm, bức xúc dư luận có thể sửa đổi pháp luật, dẫn đến không bảo đảm được lợi ắch, mục tiêu chung về vấn đề NCTN phạm tội. Qua nghiên cứu Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về bảo đảm quyền con người của NCTN trong giai đoạn điều tra cho thấy pháp luật có những quy định đặc biệt nhằm bảo đảm lợi ắch hợp pháp của họ đồng thời thể hiện chắnh sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm các quyền con người của NCTN. Nhưng nhìn chung pháp
luật tố tụng hình sự về bảo đảm các quyền con người của NCTN vẫn còn một số hạn chế nhất định và gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật.